NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU NĂM 2021-2022

Lê Thị Thu Trang1,
1 Bệnh viện Vũng Tàu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng thừa cân, béo phì (TC, BP) phổ biến khắp thế giới, Việt Nam, địa phương. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ và một số yếu tố liên quan tới trẻ TC, BP tại các trường mầm non thành phố Vũng Tàu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và một số yếu tố liên quan thừa cân, béo phì trẻ em mẫu giáo tại Thành phố Vũng Tàu năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang 540 trẻ từ 3-5 tuổi tại 3 trường mầm non thành phố Vũng Tàu. Đối tượng được đo chiều cao, cân nặng; phụ huynh và giáo viên trả lời bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỉ lệ TC, BP của trẻ mầm non ở Vũng Tàu năm 2021-2022 là 23,15%, trong đó BP 9,4%. Nhóm trẻ 5 tuổi có tỉ lệ TC, BP cao hơn 2,3 lần nhóm trẻ 3 tuổi (KTC 95%: 1,46-3,66). Trẻ có cha mẹ TC, BP và quan tâm quảng cáo tỉ lệ TC, BP cao hơn lần lượt là 1,9 lần (KTC 95%: 1,32-2,74) và 1,48 lần (KTC 95%: 1,03-2,11) trẻ cha mẹ bình thường và không quan tâm quảng cáo. Trẻ háu ăn tỉ lệ TC, BP cao hơn 2,24 lần (KTC 95%: 1,46-3,43) trẻ ăn bình thường. Trẻ hoạt động ngoài trời và trong nhà ít hơn 1 giờ/ngày tỉ lệ TC, BP cao hơn lần lượt là 1,74 lần (KTC 95%:1,10-2,74) và 1,6 lần (KTC 95%: 1,03- 2,53) trẻ hoạt động ngoài trời và trong nhà trên 1 giờ/ngày. Trẻ xem màn hình dưới 1 giờ/ngày có tỉ lệ thừa cân, béo phì thấp hơn 0,58 lần (KTC 95%: 0,37-0,90) xem nhiều hơn 1 giờ/ngày. Kết luận: Tỉ lệ TC, BP của trẻ em mẫu giáo tại thành phố Vũng Tàu còn cao. Vì vậy cần hướng dẫn dinh dưỡng, vận động ở trẻ cho phụ huynh, giáo viên để phòng ngừa TC, BP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Lê An (2007), Các thời kỳ tuổi trẻ, Nhi khoa – Chương trình đại học Tập 1, tr.29-40.
2. Trương Thanh Yến Châu (2018), “Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3-5 tuổi ở các trường mẫu giáo tại thành phố Thủ Dầu một, Bình Dương năm 2017”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(6), tr 131.
3. Đỗ Nam Khánh (2020), Nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì và một số đặc điểm gen, thói quen dinh dưỡng và hoạt động thể lực ở trẻ mầm non, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thu Liễu (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ 36 – 59 tháng tuổi tại hai trường mầm non Hà Nội năm 2015”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 13(4).
5. Phùng Đức Nhật (2014), Thừa cân, béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 và hiệu quả giáo dục sức khỏe, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
6. Bộ Y tế (2021), “Bộ Y tế công bố kết quả điều tra dinh dưỡng 2019-2020” truy cập 11/6/2021 tại trang web: https://moh.gov.vn/.
7. Bùi Xuân Thy, Trần Thị Minh Hạnh (2016), “Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3-6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại các trường mầm non thành phố Vũng Tàu”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr. 128-134.
8. Do. L. M, et al (2015), "Preschool overweight and obesity in urban and rural Vietnam: differences in prevalence and associated factors", Glob Health Action, 8, p. 28615.
9. WHO (2020), Obesity and overweight, [cited 2021 January 6], Available from: URL: https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/obesity-and-overweight.
10. WHO (2020), Obesity and overweight in South-East Asia, [cited 2021 January 6], Available from:URL:https://www.who.int/southeastasia/health-topics/obesity.