NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH GÂY HẸP CÓ Ý NGHĨA BẰNG CHỤP CẮT LỚP KẾT QUANG (OTC) TRƯỚC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG

Trần Minh Trung1,, Nguyễn Trung Kiên2, Huỳnh Trung Cang1
1 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chụp cắt lớp kết quang là phương tiện hình ảnh học với độ phân giải cao giúp xác định hình thái học tổn thương, đường kính động mạch vành tham khảo đầu gần và đầu xa, và độ dài của tổn thương động mạch vành. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hình thái học tổn thương động mạch vành, độ dài động tổn thương và đường kính tham khảo đoạn gần và đoạn xa của tổn thương động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang những bệnh nhân hẹp mạch vành có ý nghĩa có chỉ định can thiệp từ tháng 4/2022 đến tháng 5/2023 tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Kết quả: Tổng cộng 27 trường hợp với 28 tổn thương hẹp có ý nghĩa được tiến hành phân tích. Tuổi trung bình 63,5±2,26, nữ chiếm 33,33%. Tỷ lệ hình thái tổn thương động mạch vành bao gồm xơ vữa canxi hóa 71,42%, xơ vữa lipid 32,14%, xơ vữa xơ sợi 57,14%, huyết khối đỏ 10,71%, huyết khối trắng 0%, bóc tách động mạch vành 21,43%. Độ dài tổn thương trung bình 39,43±3,71mm. Đường kính tham khảo đoạn xa và đoạn gần lần lượt là 2,85±0,98mm và 3,62±0,12mm. Kết luận: Chụp cắt lớp kết quang trước can thiệp động mạch vành giúp xác định hình thái tổn thương động mạch vành từ đó có kế hoạch can thiệp động mạch vành bao gồm chọn stent, bóng can thiệp và các phương tiện hỗ trợ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ali, Z.A., et al., Intracoronary optical coherence tomography: state of the art and future directions. EuroIntervention. 2021. 17(2), e105-e123, doi: 10.4244/EIJ-D-21-00089.
2. Osborn, E.A., et al., Safety and efficiency of percutaneous coronary intervention using a standardised optical coherence tomography workflow. Eurointervention: Journal of Europcr in Collaboration with the Working Group on Interventional Cardiology of the European Society of Cardiology. 2023. 18(4), 1178-1187, doi: 10.4244/EIJ-D-22-00512
3. Prati, F., et al., Suboptimal stent deployment is associated with subacute stent thrombosis: optical coherence tomography insights from a multicenter matched study. From the CLI Foundation investigators: the CLI-THRO study. American heart journal. 2015. 169(2), 249-256, doi: 10.1016/j.ahj.2014.11.012.
4. Van Zandvoort, L.J., et al., Predictors for clinical outcome of untreated stent edge dissections as detected by optical coherence tomography. Circulation: Cardiovascular Interventions. 2020. 13(3), e008685, doi: 10.1161/CIRCINTERVENTIONS.119.008685
5. Ali, Z.A., et al., Optical coherence tomography compared with intravascular ultrasound and with angiography to guide coronary stent implantation (ILUMIEN III: OPTIMIZE PCI): a randomised controlled trial. The Lancet. 2016. 388(10060), 2618-2628, doi: 10.1016/S01406736(16)31922-5.
6. Buccheri, S., et al., Clinical outcomes following intravascular imaging-guided versus coronary angiography–guided percutaneous coronary intervention with stent implantation: a systematic review and Bayesian network meta-analysis of 31 studies and 17,882 patients. JACC: Cardiovascular Interventions, 2017. 10(24), 2488-2498, doi: 10.1016/j.jcin.2017.08.051.
7. Jones, D.A., et al., Angiography alone versus angiography plus optical coherence tomography to guide percutaneous coronary intervention: outcomes from the Pan-London PCI Cohort. JACC: Cardiovascular Interventions. 2018. 11(14), 1313-1321, doi: 10.1016/j.jcin.2018.01.274.
8. Fujino, A., et al., A new optical coherence tomography-based calcium scoring system to predict stent underexpansion. EuroIntervention: journal of EuroPCR in collaboration with the Working Group on Interventional Cardiology of the European Society of Cardiology. 2018. 13(18): p. e2182-e2189, doi: 10.4244/EIJ-D-17-00962.