NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ HUMAN PAPILLOMA VIRUS CỦA SINH VIÊN Y KHOA HỆ CHÍNH QUY NĂM THỨ 2 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Thạch Ngọc Anh Duy1,, Lê Ngọc Lan Anh1, Trần Quang Phú1, Huỳnh Quốc Điền1, Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Quốc Tuấn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp từ độ tuổi trên 30 và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong những bệnh lý phụ khoa, đứng hàng thứ 5 so với các bệnh lý ung thư chung. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiễm virus Human Papilloma (HPV) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung và có đến 90-100% ung thư cổ tử cung cho kết quả HPV dương tính. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ có kiến thức đúng về bệnh ung thư cổ tử cung của sinh viên y khoa hệ chính quy năm thứ 2 tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; (2) Xác định tỷ lệ có kiến thức đúng về HPV của sinh viên y khoa hệ chính quy năm thứ 2 tại Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả sử dụng bộ câu hỏi tự điền ở sinh viên ngành Y khoa hệ chính quy năm thứ 2, từ ngày 12 tháng 01 năm 2022 đến 01 tháng 07 năm 2022 được tổng cộng 234 mẫu. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về bệnh ung thư cổ tử cung là 97,9%; tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về HPV là 91%. Kết luận: Sinh viên ngành Y khoa hệ chính quy năm hai tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ có kiến thức tốt về bệnh ung thư cổ tử cung và HPV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh sùi mào gà. Ban hành kèm theo quyết định số 5185/QĐ-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2021.
2. Abdulaziz Ahmed Al-Darwish, Abdullah Fouad Al-Naim, Khalid Saleh Al-Mulhim, Nasser Khaled Al-Otaibi, Mohammed Saad Morsi, Ansari Mukhtar Aleem. Knowledge about Cervical
Cancer Early Warning Signs and Symptoms, Risk Factors and Vaccination among Students at
Medical School in Al-Asha, Kimdom of Saudi Arabia. Asian Pacific Journal of Cancer Prevetion. 2021. 15, 2529-2532. https://doi.org/10.7314/APJCP.2014.15.6.2529
3. E Hoque, M Hoque. Knowledge of and attitude towards cervical cancer among female university students in South Africa. South Afr J Epideminol Infect 2009. 24(1), 21-24. Doi: 10.1080/10158782.2009.11441335
4. Leader A, et al. Effects of Information Framing on “Human Papillomavirus Vaccination". Journal of women health. 2009. 18(2), 225-233. Doi: https://doi.org/10.1089/jwh.2007.0711.
5. Naik P, Nagaraj K, Nirgude A. Awareness of cervical cancer and effectiveness of educational intervention programme among nursing students in a rural area of Andhra Pradesh. healthline . 2012. 3(2), 41-45
6. Rashwan H, Lubis S, Ni K. Knowledge of Cervical Cancer and Acceptance of HPV Vaccination among Secondary School Student in Sarawark, Malaysia. Asian Pac J Cancer Prev. 2011. 12, 1837-1841.
7. Rama C, Villa L, Pagliusi S, Andreoli M, Costa M, Aoki A, et al. Awareness and knowledge about HPV, cervical cancer, and vaccines in young women after first delivery in Sao Paulo, Brazil a cross - sectional study. BMC Women's Health. 10(1), 35. Doi: 10.1186/1472-6874-10-35.
8. Songthap A, Pittisuttithum P, Kaewkungwan J, Fungladda W, Bussaratid W. Knowledge, attitudes and acceptability of a Human Papillomavius vaccine among students, parents and teachers in Thailand. Southest Asian s Trop Med Public Health. 2012. 43(2), 340-353.
9. Thanapprapasr D, Chittithaworn S, Lertkhachonsuk AA, Udomsubpayakul U, Wilaiak S. Female hospital-based healthcare profectionals' knowledge of cervical cancer, HOV and attitude towards HPV vaccination. Asian Pac J Cancer Prev. 2010. 11(2), 429-433.