ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY SINH DỤC Ở NAM GIỚI ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Đặng Ngọc Nhi1, Dụng Huỳnh Chiến Thắng1, Nguyễn Tuấn Lộc1, Trần Phúc Duy1, Nguyễn Hoàng Khang1, Nguyễn Trung Hiếu1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy sinh dục là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bởi sự thiếu hụt testosterone. Tình trạng này làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và tác động bất lợi đến nhiều cơ quan. Rối loạn này ngày càng gặp nhiều trong xã hội hiện đại, nhưng vẫn chưa được quan tâm và điều trị đúng mức. Tỉ lệ suy tuyến sinh dục cao hơn ở nhóm nam giới có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái đường type 2, hội chứng chuyển hoá. Do dân số thế giới và tuổi thọ ngày càng tăng nên số người lớn tuổi cũng tăng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan đến suy sinh dục nam tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 nam giới mắc suy sinh dục từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2023 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: tuổi trung bình 40,6 tuổi nhưng nhóm tuổi chủ yếu là <40 tuổi chiếm 53,3%. 86,67% bệnh nhân đến khám với triệu chứng rối loạn cương dương, rối loạn cương mức độ nặng chiếm 6,7%, rối loạn cương mức độ trung bình chiếm 30%, rối loạn cương mức độ nhẹ chiếm 63,3%, giảm cương cứng vào buổi sáng 76,7%, mệt mỏi thể chất/giảm sinh khí 73,3%, stress về tâm lý 50%. Nồng độ testosterone trung bình 4,6 nmol/L. Bệnh nhân thừa cân chiếm 40%, béo phì chiếm 23,3%, tăng huyết áp chiếm 50%, đái tháo đường 16,7%, rối loạn lipid máu 13,3%. Có mối liên quan giữa nồng độ testosterone, FSH, LH với: mức độ rối loạn cương, giảm ham muốn. Kết luận: Đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan đến bệnh nhân suy sinh dục giúp việc chẩn đoán và điều trị sẽ đầy đủ và hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Ngọc Thành. Suy tuyến sinh dục khởi phát muộn ở nam giới lớn tuổi. 2012.
2. Wu FCW, Tajar A, Pye SR, et al. Hypothalamic-pituitary-testicular axis disruptions in older men are differentially linked to age and modifiable risk factors: the European Male Aging Study. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2008. 93(7):2737-2745, doi: https://doi.org/10.1210/jc.2007-1972.
3. P. Dadhich, et al. Testosterone versus clomiphene citrate in managing symptoms of hypogonadism in men. Indian J Urol. 2017. 33(3), pp. 236-240, doi: 10.4103/iju.IJU_372_16
4. A Seftel. Male hypogonadism. Part II: etiology, pathophysiology, and diagnosis. International journal of impotence research. 2006. 18(3), 223-228, doi: https://doi.org/10.1038/sj.ijir.3901365
5. Thomas Mulligan et al. Prevalence of hypogonadism in males aged at least 45 years: the HIM study. International journal of clinical practice. 2006. 60(7), 762-769, doi: https://doi.org/10.1111/j.1742-1241.2006.00992.x.
6. Jae Il Kang, et al. Correlation between serum total testosterone and the AMS and IIEF questionnaires in patients with erectile dysfunction with testosterone deficiency syndrome. Korean journal of urology. 2011. 52(6), 416-420, doi: https://doi.org/10.4111/kju.2011.52.6.416.
7. Kelleher, S, Conway, AJ, and Handelsman, DJ. Blood testosterone threshold for androgen deficiency symptoms, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2004. 89(8):38133817, doi: https://doi.org/10.1210/jc.2004-0143.
8. P. Kumar, et al. Male hypogonadism: Symptoms and treatment. J Adv Pharm Technol Res. 2010. 1(3), pp. 297-301, doi: 10.4103/0110-5558.72420.
9. Mohit Khera et al. Adult-onset hypogonadism. Mayo Clinic Proceedings. 2016. Elsevier, pp. 908-926, doi: https://doi.org/10.1016/j.mayocp.2016.04.022.
10. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Thị Thục Hiền. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ Testosterone ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có rối loạn cương Bệnh viện Bạch Mai. 2016. Luận văn thạc sĩ.