GIÁ TRỊ BỀ CAO TỬ CUNG TRUNG BÌNH Ở THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2

Nguyễn Thị Hoàn1,, Vũ Thị Mai1,2, Mai Nguyễn Thanh Trúc3
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bề cao tử cung (BCTC) là một trong những chỉ số giúp sàng lọc bất thường về sức khỏe thai, tình trạng ối trong thai kỳ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm tăng trưởng bề cao tử cung theo tuổi thai của các thai phụ Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các giá trị trung bình của bề cao tử cung theo đơn vị centimet ở các thai phụ khỏe mạnh đơn thai theo từng tuần thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đoàn hệ tiến cứu tiến hành trên 98 thai phụ đơn thai, không có bất thường về sức khỏe mẹ và thai nhi, bắt đầu theo dõi thai kỳ từ tuần 11-12 thai kỳ và sinh tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 từ tháng 12/2020-10/2021. Kết quả nghiên cứu: Bề cao tử cung tăng dần đều với 8,5cm lúc 11 tuần đến 16,6cm tại tuần 20 của thai kỳ và đạt 32cm ở tuần thứ 39. Kết luận: Bề cao tử cung trung bình theo tuổi thai của thai phụ khám thai tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 tăng dần đều với 8,5cm lúc 11 tuần và đạt 32cm ở tuần 39. Bề cao tử cung (cm) luôn nhỏ hơn tuổi thai 2,9±0,8 ở 3 tháng đầu thai kỳ, 3,2±0,34 đối với 3 tháng cuối thai kỳ, và đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ là 4,5±1,37. Như vậy bề cao tử cung của các thai phụ Việt Nam khám thai tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2  khác biệt với các thai phụ đến từ quốc gia thuộc chủng tộc khác, do đó cần cân nhắc về độ nhạy, độ tin cậy của các khuyến cáo từ các quốc gia khác để xác định giá trị bất thường của Bề cao tử cung.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Sản Đại Học Y Dược TPHCM (2020), Công cụ dánh giá tăng trưởng của thai nhi trong tử cung, Bài Giảng Sản Khoa, Nhà xuất bản Y Học, tr.148.
2. Bộ Y Tế (2017), Quản lý thai, Hướng Dẫn Quốc Gia về các Dịch Vụ Chăm Sóc
Sức Khoẻ Sinh Sản, tr.51.
3. Blue, N. R., Beddow, et al. (2018), “A Comparison of Methods for the Diagnosis of Fetal Growth Restriction Between the Royal College of Obstetricians and Gynaecologists and the American College of Obstetricians and Gynecologists”, Obstet Gynecol, 131(5), pp.835-841.
4. Buchmann E (2019), “Routine Symphysis-Fundal Height Measurement during Pregnancy: RHL Commentary”, Geneva, Switzerland: The WHO Reproductive Health Library, World Health Organization 2003ACOG Practice Bulletin No.204 Fetal Growth Restriction. Obstetric Gynecol, 133(2), 97-109.
5. Buhmann L, Elder WG, et al. (1998), “A comparison of Caucasian and Southeast Asian Hmong uterine fundal height during pregnancy”, Acta Obstet Gynecol Scand, 77(5), pp. 521-526.
6. Calvert JP, Crean EE, et al. (1982), “Antenatal screening by measurement of symphysis-fundus height”, British Medical Journal, 285(6345), pp.846-849.
7. Dias, T., Abeykoon, S., Kumarasiri, et al. (2016), “Symphysis-pubis fundal height charts to assess fetal size in women with a normal body mass index”, Ceylon Medical Journal, 61(3), pp.106-112.
8. Engstrom JL, Sittler CP (1993), “Fundal height measurement. Part 1-Techniques for measuring fundal height”, J Nurse Midwifery, 38(1), pp.5-16.
9. Hakansson A, Aberg A, et al. (1995), “A new symphysis-fundus height growth chart based on a well defined female population with ultrasound-dated singleton pregnancies”, Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, 74(9), pp.682-686.
10. Limpanyalert P, Manotaya S (2001), “Standard curve of symphysial-fundal height measurement and pregnancy characteristics in pregnant women at King Chulalongkorn Memorial Hospital”, Thai Journal of Obstetrics and Gynaecology, 13(4), pp.197-206
11. Ngan HYS, Woo JSK, et al. (1988), “A symphysis-fundal height nomogram for Hong Kong Chinese”, Journal of the Hong Kong Medical Association, 40(1), pp.55-57.
12. Robert Peter J, Ho JJ, et al. (2015), “Symphysial fundal height (SFH) measurement in pregnancy for detecting abnormal fetal growth”, Cochrane Database Syst Rev, 2015(9), CD008136.