NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM NẤM DA DERMATOPHYTES TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DA DO LỆ THUỘC CORTICOSTEROID Ở MẶT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Thi Ngọc Minh1,, Phạm Thanh Thảo1, Huỳnh Văn Bá 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt (Facial corticosteroid addictive dermatitisFCAD) gần đây nổi lên như một vấn đề da liễu đáng quan tâm ở Việt Nam và các nước khác. Hiện tại, còn ít nghiên cứu về nhiễm nấm da dermatophytes trên bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm da dermatophytes trên bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 153 bệnh nhân (17 nam và 136 nữ) đến khám và được chẩn đoán là viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt được tiến hành xét nghiệm soi tươi vi nấm dermatophytes và đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Có 30/153 (19,6%) bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt dương tính với nấm dermatophytes, trong đó tỷ lệ nam giới (41,2%) cao gấp 3,439 lần so với với nữ giới (16,9%). Nhóm bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt sử dụng hoạt chất fluocinolone (34,8%) và betamethasone (33,3%) có tỷ lệ nhiễm nấm da cao nhất, tập trung chủ yếu ở nhóm sử dụng corticosteroid bôi để điều trị các bệnh da (40,0%). Tỷ lệ nhiễm nấm da dermatophytes chiếm ưu thế ở các đối tượng viêm da (28,4%) với giới hạn tổn thương không rõ (51,8%) và mức độ tổn thương nặng (44,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm da dermatophytes trên bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt là khá cao và phụ thuộc vào việc sử dụng corticosteroid bôi để điều trị các bệnh da với triệu chứng thường gặp là đau và rát; tổn thương có giới hạn không rõ và mức độ nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Văn Bá, Hồ Minh Chánh (2018), “Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị BN nấm da do bôi corticoid tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2017-2018”, Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Phạm Huy Hoàng (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của nấm da trên bệnh nhân dùng corticoid (tinea incognito) và hiệu quả điều trị bằng uống itraconazol”, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Abir Saraswat, Koushik Lahiri, Manas Chatterjee, et al. (2011), “Topical corticosteroid abuse on the face: A prospective, multicenter study of dermatology outpatients”, Indian Journal of Dermatology, Venereology, and Leprology, 77(2), pp.160.
4. Amit Chauhan, Ghanshyam Verma, Gita Ram Tegta, et al. (2019), “An observational study to evaluate the dermatological manifestations of topical corticosteroid abuse on face”, J Med Sci Clin Res, 7, pp.305-310.
5. H Lu (2006), “Facial corticosteroid addictive dermatitis”, Journal Of Clinical DermatologyNanjing-, 35(10), pp.682.
6. Koushik Lahiri, Arijit Coondoo (2016), “Topical steroid damaged/dependent face (TSDF): An entity of cutaneous pharmacodependence”, Indian journal of dermatology, 61(3), pp.265.
7. Roberto Arenas, Gabriela Moreno-Coutiño, Lucio Vera, et al. (2010), “Tinea incognito”, Clinics in dermatology, 28(2), pp.137-139.
8. Soniya Meena, Lalit Kumar Gupta, Ashok Kumar Khare, et al. (2017), “Topical corticosteroids abuse: A clinical study of cutaneous adverse effects”, Indian journal of dermatology, 62(6), pp.675.
9. Tamar Hajar, Yael A Leshem, Jon M Hanifin, et al. (2015), “A systematic review of topical corticosteroid withdrawal (“steroid addiction”) in patients with atopic dermatitis and other dermatoses”, Journal of the American Academy of Dermatology, 72(3), 541-549. e542.
10.Won-Jeong Kim, Tae-Wook Kim, Je-Ho Mun, et al. (2013), “Tinea incognito in Korea and its risk factors: nine-year multicenter survey”, Journal of Korean medical science, 28(1), pp.145-151.
11. Zewdu, A Abdulkerim, MD Nigatu, et al. (2017), “Topical corticosteroid misuse among females attending at dermatology outpatien t department in Ethiopia”, Trichol Cos-metol Open J, 1(1), pp.33-36.