TÌNH HÌNH NHIỄM NẤM CANDIDA SPP. Ở PHỤ NỮ VIÊM ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp là nấm Candida spp. Việc chẩn đoán viêm âm đạo do nấm Candida chủ yếu dựa vào soi tươi mẫu dịch phết âm đạo và nuôi cấy nấm trong môi trường thạch Sabouraud. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp. ở phụ nữ viêm âm đạo đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình viêm âm đạo do nấm Candida spp. ở phụ nữ viêm âm đạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 150 phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và chẩn đoán xác định là viêm âm đạo. Bệnh nhân được lấy mẫu dịch phết âm đạo, làm xét nghiệm soi tươi và nuôi cấy trong môi trường Sabouraud. Kết quả: Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida spp. qua soi tươi là 22,7% và nuôi cấy trong môi trường Sabouraud là 38,0%. Một số yếu tố liên quan gồm nguồn nước không hợp vệ sinh, thói quen vệ sinh sinh dục hàng ngày, thay băng vệ sinh khi hành kinh, vệ sinh sau tiểu tiện (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida spp. qua soi tươi là 22,7%, nuôi cấy trong môi trường Sabouraud là 38,0%. Viêm âm đạo do nấm Candida spp. có liên quan đến nguồn nước sinh hoạt, thói quen vệ sinh sinh dục, thay băng vệ sinh khi hành kinh, vệ sinh sau tiểu tiện (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm âm đạo, nấm Candida spp., Sabouraud
Tài liệu tham khảo
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu .Bộ Y tế. 2015. 187.
3. Ngũ Quốc Vĩ, Trần Đặng Đăng Khoa, Trần Thị Lợi. Nghiên cứu sự thay đổi tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào năm 2008 và 2012. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013. 17(4), 118-123.
4. Dương Mỹ Linh, Hồng Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Thảo Linh. Nghiên cứu tình hình viêm âm đạo ở phụ nữ có chồng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. 27, 53-59.
5. Lâm Hồng Trang, Bùi Chí Thương. Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản tại huyện Trà Cú-tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018. 22(1), 179-183.
6. Ngũ Quốc Vĩ, Lâm Đức Tâm, Trần Khánh Nga. Tình hình viêm âm đạo và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 39, 216-222.
7. Nguyễn Tiến Nhựt, Lê Lam Hương. Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong tuổi sinh sản đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. 2018. 8(5), 102-107, www.doi.org/10.34071/jmp.2018.5.15.
8. Đỗ Thị Thùy Dung, Đỗ Ngọc Ánh, Hoàng Thị Hòa, Nguyễn Thị Hồng Yến. Một số đặc điểm dịch tễ học viêm sinh dục do nấm Candida ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2019-2020. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2020. 30(6), 113-120, https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/185.
9. Thân Trọng Quang, Nguyễn Thùy Ánh Trâm. Tỷ lệ viêm âm đạo do Candida sp. và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ độ tuổi 16-49 tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk năm 2020. Tạp chí Trường Đại học Tây Nguyên. 2021. 50, 43-50.
10. Phan Anh Tuấn, Trần Thị Huệ Vân, Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Thanh Liêm, Võ Văn Nhỏ. Tỷ lệ viêm âm đạo do Candida sp. và một số yếu tố liên quan của phụ nữ trong độ tuổi từ 18-49 có quan hệ tình dục đến khám phụ khoa tại Bệnh viện quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013. 17(1), 200-205.