KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC ĐỐI VỚI BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM TẠI CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng mất nước và có nguy cơ tử vong cao. Tiêu chảy là một trong năm bệnh truyền nhiễm có tỷ suất mắc cao nhất ở Cần Thơ. Việc khảo sát thực trạng kỹ năng thực hành của người bán thuốc (NBT) giúp cơ quan quản lý có các biện pháp chặt chẽ hơn trong quản lý và nâng cao chất lượng thực hành của họ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ thực hiện một số kỹ năng khai thác thông tin, tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc của NBT đối với bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang thực trạng kỹ năng thực hành của 108 NBT trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021 bằng phương pháp đóng vai khách hàng. Kết quả: Về kỹ năng khai thác thông tin, đa số NBT hỏi về tuổi (96,3%), cân nặng (44,4%), thời điểm bị tiêu chảy (36,1%), tần suất bị tiêu chảy (48,1%). Trong kỹ năng tư vấn, có 53,7% NBT tư vấn bù nước và điện giải cho trẻ. Tỷ lệ NBT hướng dẫn liều dùng/lần, số lần dùng/ngày, số ngày dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc lần lượt là 79,6%, 44,4%, 70,4%, 43,5%. Các nội dung còn lại ở mỗi kỹ năng được được thực hiện với tỷ lệ rất thấp. NBT nữ có tổng điểm cả 3 kỹ năng cao hơn so với nam. Kết luận: NBT chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các tài liệu chuyên môn trong việc thực hiện kỹ năng khai thác thông tin, tư vấn và hướng dẫn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
người bán thuốc, kỹ năng thực hành, tiêu chảy cấp trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Lê Hoàng Hải (2021), "Mối liên quan giữa bệnh truyền nhiễm và sự biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2014-2018", Tạp chí Y học Dự phòng, 30(4), tr. 38-44.
3. Phạm Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Lâm Vương (2018), "Kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của nhân viên nhà thuốc tư nhân tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai", Nghiên cứu Y học, 22(1), tr. 306-313.
4. Annelies Driesen, Yvan Vandenplas (2009), "How do pharmacists manage acute diarrhoea in an 8-month-old baby? A simulated client study", International Journal of Pharmacy Practice, 17, pp. 215-220.
5. Getnet Mengistu, Kassahun Gietnet, Firehiwot Amare, Mekonnen Sisay, Bisrat Hagos, Desye Misganaw (2019), "Self-Reported and Actual Involvement of Community Pharmacy Professionals in the Management of Childhood Diarrhea: A Cross- Sectional and Simulated Patient Study at two Towns of Eastern Ethiopia", Clinical Medicine Insights: Pediatrics, 13, pp. 1-6.
6. Pham DM, Byrkit M, Pham HV, Pham T, Nguyen CT (2013), "Improving Pharmacy Staff Knowledge and Practice on Childhood Diarrhea Management in Vietnam: Are Educational Interventions Effective?", PLoS ONE, 8(10), pp. e74882.
7. Woranuch Saengcharoen, Sanguan Lerkiatbundit (2010), "Practice and attitudes regardingthe management of childhood diarrhoea among pharmacies in Thailand", International Journal of Pharmacy Practice, 18(6), pp. 323- 331.
8. World Health Organization (2021), Acute watery diarrhoea and cholera.