Nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội trong việc tìm kiếm bạn tình trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và một số yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2021

Đoàn Duy Dậm 1, Phạm Lê Huyền Trang 2,, Lý Anh Huy 2, Bùi Ngọc Phương Oanh 2, Đoàn Thị Kim Phượng2, Nguyễn Nhân Nghĩa 2, Đoàn Văn Diễn 2
1 Sở Y tế thành phố Cần Thơ
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mạng xã hội (MXH) ngày càng được sử dụng rộng rãi và đi kèm với sự phổ biến ngày càng lớn là sự phát triển các ứng dụng dành cho nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).


Nhiều lo ngại được đặt ra về mối liên hệ của nó với những hành vi tình dục không an toàn và nguy cơ lây nhiễm HIV từ những cuộc gặp gỡ thông qua hình thức này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội trong việc tìm kiếm bạn tình trên nhóm MSM và một số yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích 216 MSM từ 16 tuổi trở lên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội tìm kiếm bạn tình trong nhóm MSM là 66,7%. Một số yếu tố liên quan: Nhóm 16- 25 tuổi có tỷ lệ tìm kiếm bạn tình qua mạng xã hội thấp hơn 0,231 lần so với nhóm >25 tuổi (KTC 95%:0,093-0,574); nhóm học sinh/sinh viên có tỷ lệ tìm kiếm bạn tình qua mạng xã hội thấp hơn 0,451 lần nhóm lao động có thu nhập (KTC 95%: 0,252 - 0,803); nhóm từng sử dụng chất gây nghiện sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm bạn tình cao hơn 1,975 lần so với nhóm không sử dụng chất (KTC 95%:1,029-3,789) và nhóm chỉ có 1 bạn tình sử dụng mạng xã hội tìm kiếm bạn tình thấp hơn 0,214 lần so với nhóm có từ 2 bạn tình trở lên (KTC 95%:0,110-0,416). Kết luận: Tỷ lệ tìm kiếm bạn tình qua mạng xã hội khá cao. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương cần tăng cường cung cấp các dịch vụ có mục tiêu về phòng chống HIV/AIDS qua mạng xã hội phù hợp với MSM, góp phần giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV/AIDS trong nhóm này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hùng (2014), “Thực trạng sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs và các yếu tố liên quan ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại một số quận Hà Nội”, Tạp chí Y học dự
phòng 2017.
2. Dương Công Thành (2016), “Tỷ lệ nhiễm HIV, hành vi nguy cơ nhiễm HIV và tiếp cận các dịch vụ về HIV/AIDS trong các nhóm nguy cơ cao tại Việt Nam năm 2014”, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Thông (2020), “Đánh giá mô hình can thiệp phòng chống HIV/STI trên nhóm MSM tại thành phố Cần Thơ”, Cần Thơ.
4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ (2019), “Báo cáo kết quả giám sát trọng điểm lồng ghép giám sát hành vi năm 2019”, Cần Thơ.
5. Bolin Cao & Chuncheng Liu (2017), “Faster and Riskier? online context of sex seeking among MSM in China”. Sex Transm Dis 2017, 44, pp.239–244.
6. Dustin T Duncan & Su Hyun Park (2018), “Characterizing Geosocial-Networking App Use Among Young Black Men Who Have Sex With Men: A Multi-City Cross-Sectional Survey in the Southern United States”, JMIR Mhealth Uhealth, 6 (6).
7. Dustin T. Duncan (2018), “Men Who Have Sex With Men (MSM) and Social Networking Apps”, Center for Drug Use and HIV Research.
8. Eric P.F.Chow & Vincent J.Cornelisse (2016), “Risk Practices in the Era of Smartphone Apps for Meeting Partners: A Cross-Sectional Study Among MSM with Men in Melbourne”, Australia, AIDS Patient Care STDs, Vol. 30, pp.151-154.
9. Haidong Wang & Lu Zhang (2018), “The use of geosocial networking smartphone applications and the risk of sexually transmitted infections among men who have sex with men: a systematic review and meta-analysis”, BMC Public Health, 1178.
10. William C Goedel & Dustin T Duncan (2015), “Geosocial-Networking App Usage Patterns of Gay, Bisexual, and Other Men Who Have Sex With Men: Survey Among Users of Grindr, A Mobile Dating App”, JMIR Publications, 1(1): e4.