NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ MẮC COVID-19 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ TỪ THÁNG 11/2021 ĐẾN THÁNG 4/2022

Bùi Quang Nghĩa1, Dương Thị Anh Thư1,, Trần Đỗ Thanh Thảo1, Trương Thái Vân1, Dương Thị Kim Loan1, Nguyễn Thị Tú Quyên1, Ông Huy Thanh1, Trần Công Lý1, Phạm Minh Quân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào tháng 01 năm 2020 tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Trẻ em được xếp loại thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao của bệnh Covid-19. Tuy nhiên, những nghiên cứu về bệnh Covid-19 ở trẻ em tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ mắc Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên những bệnh nhân dưới 15 tuổi được chẩn đoán Covid-19 nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Hầu hết trẻ có triệu chứng lâm sàng như nhiễm siêu vi thông thường như sốt, ho, nôn ói, đau đầu, đau họng và các triệu chứng khác (đau mỏi cơ, tiêu chảy), triệu chứng sốt chiếm tỷ lệ cao nhất (39,3%), tiếp theo là ho (34,8%) đa số trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Phần lớn PCR có giá trị CT value < 20, giá trị Hb, số lượng bạch cầu, tiểu cầu và X-quang ngực thẳng trong giới hạn bình thường. Đa số trường hợp khỏi bệnh, tỉ lệ biến chứng và tỉ lệ tử vong rất thấp. Phần lớn chỉ điều trị triệu chứng, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần phải thở máy chiếm 1,6%; sử dụng kháng đông 1,2%; kháng sinh 31,5%; kháng virus Remdesivir 0,5 %; chống sốc 2,1% và vận mạch 1,9%. Kết luận: Bệnh Covid-19 ở trẻ em ít nghiêm trọng hơn so với người lớn, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ khỏi bệnh là 98,1%. Hầu hết trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ với các triệu chứng nhiễm siêu vi hô hấp. Đa số trường hợp trẻ chỉ cần điều trị triệu chứng, một số ít cần can thiệp thở máy, chống sốc, vận mạch, kháng đông và Remdesivir.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khanh, N.C., Dịch tễ, chẩn đoán, điều trị COVID-19 trẻ em. 2021. 14(2).
2. Bộ Y Tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid 19 ở trẻ em. 2022.
3. Meliante, P.G., et al., Smell and Taste in Children with Covid-19. Sage Journals, 2022.13, https://doi.org/10.1177/21526575221144950.
4. Örgütü, D.S.J.E.h.c.w.i., WHO coronavirus (COVID-19) dashboard. 2021.
5. Lu, W., et al., Early immune responses and prognostic factors in children with COVID-19: a single-center retrospective analysis. BMC Pediatric, 2021. 21(1), https://doi.org/10.1186/s12887-021-02561-y.
6. Al-Shareef, A.S., et al., Cycle Threshold Value as a Predictor of Severity and Intensive Care Unit Admission for Children Presenting to the Emergency Department With COVID-19: A Single-Center Experience From Saudi Arabia. Cureus, 2022. 14(7), https://doi.org/10.7759/cureus.26614.
7. Bhopal, S.S., et al., Children and young people remain at low risk of COVID-19 mortality. Lancet Child Adolesc Health, 2021. 5(5), https://doi.org/10.1016/S2352-4642(21)00066-3.
8. Girona-Alarcon, M., et al., The different manifestations of COVID-19 in adults and children: a cohort study in an intensive care unit. BMC Infect Diseases, 2021. 21(1), https://doi.org/10.1186/s12879-021-05786-5.
9. Li, M., et al., Clinical Treatment Experience in Severe and Critical COVID-19. Mediators Inflamm, 2021, https://doi.org/10.1155/2021/9924542.