TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI QUẬN BÌNH THỦY, CẦN THƠ NĂM 2021

Trần Song Hậu1,, Thạch Thị Cha Ro Da1, Thạch Ngọc Nữ Thu1, Nguyễn Viễn Thông1, Nguyễn Thị Kiều Lan1, Nguyễn Tấn Đạt 1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính phổ biến và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới bản thân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Người bệnh tăng huyết áp tuân thủ trong điều trị dùng thuốc và tuân thủ thay đổi lối sống tốt sẽ góp phần giảm gánh nặng bệnh tật do tăng huyết áp gây nên. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị ở người bệnh tăng huyết áp tại quận Bình Thủy, Cần Thơ 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 300 đối tượng từ 30 tuổi trở lên có bệnh tăng huyết áp. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc theo Morisky chiếm 70,3%, tuân thủ dùng thuốc chiếm 74% và tuân thủ chung chiếm 55,3%. Qua phân tích hồi quy logistic đa biến nhân thấy nhóm tuổi từ 50-69 (OR=2,17), trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên (OR=2,14), nam giới (OR=4,90), dân tộc khác (OR=4,04), mối quan hệ không tốt với thầy thuốc (OR=2,37) và tự chi trả chi phí điều trị (OR=1,95) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ điều trị chung. Kết luận: Tuân thủ điều trị dùng thuốc ở mức độ trung bình và kém chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ này bị ảnh hưởng bởi tuổi, trình độ học vấn và mối quan hệ bệnh nhân với thầy thuốc. Vì vậy cần nâng cao hơn mối quan hệ bệnh nhân với thầy thuốc để cải thiện tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đặng Thành Công (2017), Nghiên cứu tình hình, lý do theo dõi và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người dân mắc bệnh tăng huyết áp được quản lí tại trạm y tế ở Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, năm 2016, Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y Học Dự Phòng, Khoa Y Tế Công Cộng.
2. Ngô Vương Hoàng Giang và các cộng sự (2020), Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú khoa khám bệnh, trung tâm y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2020, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 6-2020.
3. Lê Trung Hiếu (2021), Nghiên cứu tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2020-2021, Đại học Y dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa Y Tế Công Cộng
4. Ngô Văn Kiệp (2017), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2017, Tạp chí y học TP.HCM, số 5 (21).
5. Thạch Thị Mỹ, Lê Thị Diễm Trinh, Nguyễn La Trí Dũng, Nguyễn Thanh Bình (2019), “Tỷ lệ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp người dân tộc Khmer tại bệnh viện đa khoa khu vực Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí y học TP.HCM, số 2 (23), trang 224-228.
6. Nguyễn Bá Nam (2018), Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến không TTĐT của người bệnh tăng huyết áp tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2017, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Trần Phương Thảo (2019), Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân trên 60 tuổi tại phòng khám Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Lê Trương Phúc Thuấn, (2017), Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y Học Dự Phòng, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
9. Ngô Phạm Tuân và Phạm Thị Tâm (2016), Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và yếu tố liên quan của người tăng huyết áp tại Thị trấn Mái Dầm và Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2015, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường năm 2016, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Abegaz, T. M., Shehab, A., Gebreyohannes, E. A., Bhagavathula, A. S., & Elnour, A. A. (2017). Nonadherence to antihypertensive drugs: A systematic review and metaanalysis. Medicine, 96(4), e5641.
11. Morisky D.E, et al (2008), Predictive Validity of A Medication Adherence Measure in an Outpatient Setting, J Clin Hypertens (Greenwich), 10[7], 348-354.