YẾU TỐ THÚC ĐẨY VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẺ EM NHIỄM TOAN CETON DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (ĐTĐ) là một biến chứng cấp tính, nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhi, gây ra do thiếu hụt insulin. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát yếu tố thúc đẩy và đặc điểm lâm sàng của các trẻ em nhiễm toan ceton do ĐTĐ tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca trên 30 trẻ được chẩn đoán nhiễm toan ceton do ĐTĐ tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ năm 20172021. Kết quả: 66,7% trẻ từ 11-16 tuổi. Nữ/Nam: 2,3/1. 33,3% trẻ có tiền căn bản thân ĐTĐ. 56,7% trẻ có yếu tố thúc đẩy là nhiễm trùng. Triệu chứng cơ năng bao gồm thay đổi tri giác (60%); mệt mỏi (43,3%); triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng: 43,3%). Triệu chứng thực thể thường gặp là rối loạn tri giác (66,7%), thở nhanh (50%), kiểu thở Kussmaul (43,3%), dấu mất nước (43,3%). Kết luận: Đa số các trẻ nhiễm toan ceton do ĐTĐ có tuổi từ 11-16, là nữ, không có tiền căn ĐTĐ, có yếu tố thúc đẩy là nhiễm trùng, có triệu chứng rối loạn tri giác, thở nhanh, kiểu thở Kussmaul, dấu mất nước, mệt mỏi và triệu chứng tiêu hóa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đái tháo đường, nhiễm toan ceton do đái tháo đường, trẻ em, yếu tố thúc đẩy
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thụy Minh Thư, Nguyễn Đình Vũ (2007), Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh nhân nhiễm toan ceton do tiểu đường tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ 1/1/2001 đến 31/12/2006, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược Tp. HCM.
3. Dương Tường Vy (2016), Đặc điểm nhiễm toan ceton do đái tháo đường týp 1 ở trẻ em bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/06/2008 – 30/06/2016, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
4. Chowdhury S. (2015), “Puberty and type 1 diabetes”, Indian J Endocrinol Metab, 19(Suppl 1), pp. 51-54.
5. Hadgu F.B., Sibhat G.G., and Gebretsadik L.G. (2019), “Diabetic ketoacidosis in children and adolescents with newly diagnosed type 1 diabetes in Tigray, Ethiopia: retrospective observational study”, Pediatric Health Med Ther, 10, pp. 49-55.
6. Onyiriuka A.N. and Ifebi E. (2013), “Ketoacidosis at diagnosis of type 1 diabetes in children and adolescents: frequency and clinical characteristics”, J Diabetes Metab Disord, 12(1), pp. 47.
7. Rewers A., Chase H.P., Mackenzie T., et al. (2002), “Predictors of acute complications in children with type 1 diabetes”, JAMA, 287(19), pp. 2511-2518.
8. Satti S.A., Saadeldin I.Y., and Dammas A.S. (2013), “Diabetic Ketoacidosis in children admitted to Pediatric Intensive Care Unit of King Fahad Hospital, Al-Baha, Saudi Arabia: Precipitating factors, epidemiological parameters and clinical presentation”, Sudan J Paediatr, 13(2), pp. 24-30.
9. Wolfsdorf J.I., Glaser N., Agus M., et al. (2018), “ISPAD Clinical Practice Consensus Guidelines 2018: Diabetic ketoacidosis and the hyperglycemic hyperosmolar state”, Pediatr Diabetes, 19, pp. 155-177.