NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DỰ ĐOÁN TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CỦA THANG ĐIỂM FRAMINGHAM Ở BỆNH NHÂN NGHI NGỜ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Duy Khuê1,, Trần Viết An 1
1 Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, nhiều thang điểm nguy cơ giúp phân tầng biến cố tim mạch, chẳng hạn như thang điểm Framingham. Việc dự báo mức độ tổn thương động mạch vành gợi ý chẩn đoán và tiên lượng bệnh động mạch vành. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các thành tố và giá trị dự đoán tổn thương động mạch vành của thang điểm Framingham ở bệnh nhân nghi ngờ bệnh động mạch vành mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân nghi ngờ chẩn đoán bệnh động mạch vành và có chỉ định chụp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Bệnh động mạch vành có ý nghĩa khi hẹp ≥50%. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp 85,41%, rối loạn lipid máu 69,79%, là các thành tố chiếm tỷ lệ cao trong các thang điểm Framingham. Điểm cắt chẩn đoán tổn thương động mạch vành của thang điểm Framingam là 17,5 có độ nhạy 39,7%, độ đặc hiệu 95,6%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,74 (0,63 – 0,85) với p = 0,001. Kết luận: Thang điểm Framingham có giá trị trong chẩn đoán tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có bệnh mạch vành mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Văn Quý, Huỳnh Văn Minh (2005), "Nghiên cứu sự tương quan giữa mức độ tổn thương động mạch vành với bảng lượng giá nguy cơ Framingham", Hội nghị Tim mạch Miền trung mở rộng lần thứ III, pp. tr. 83 -92.
2. Nguyễn Xuân Trình, Nguyễn Tuấn Vũ, Phạm Thanh Hải (2004), "Tương quan giữa mức độ vôi hóa mạch vành và nguy cơ bệnh mạch vành được dự báo theo điểm số nguy cơ Framingham, ATP III và PROCAM", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tại Đại hội tim mạch học quốc gia Việt nam lần thứ X, p. tr. 155.
3. D’Agostino RB Sr, Vasan RS et al (2008), "General cardiovascular risk profile for use in primary care: the Fra-mingham Heart Study", Circulation 2008(117).
4. JNC 7 (2003), "The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure", The Journal of the American Medical Association pp. 12 – 13.
5. Kaulgud Ram S., et al. (2013), "Coronary heart disease Risk Scores and their correlation with Angiographic Severity Scores", International Journal of Biomedical Research(258), p. 63.
6. Menotti A, Puddu PE, Lanti M. (2000), "Comparison of the Framingham risk functionbased coronary chart with risk function from an Italian population study", European Heart Journal. 21.
7. Neuhauser HK, Ellert U, Kurth BM (2005), "A comparison of Framingham and SCOREbased cardiovascular risk estimates in participants of the German National Health Interview and Examination Survey 1998.", European Heart Journal. 12, p. 442.
8. Scheltens T, Verschuren WM, Boshuizen HC, Hoes AW, Zuithoff NP, Bots ML, Grobbee DE (2008), "Estimation of cardiovascular risk: a comparison between the Framingham and the SCORE model in people under 60 years of age", European Heart Journal. 15, p. 562.
9. Stone NJ, Robinson J, and Lichtenstein AH (2013), "2013 ACC/AHA Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adults: A
Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines", J Am Coll Cardiol
10. Wolk MJ, B. S., Doherty JU (2014), "ACCF/AHA/ASE/ASNC/HFSA/HRS/ SCAI/SCCT/SCMR/STS 2013 multimodality appropriate use criteria for the detection and risk assessment of stable ischemic heart disease: a report of the American College of Cardiology Foundation Appropriate Use Criteria Task Force", J Am Coll Cardiol. 63, p. 380.