PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA MỘT SỐ GIỐNG NHO (VITIS VINIFERA) TẠI NINH THUẬN, VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nho (Vitis vinifera L. Vitaceae) được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa với nhiều lợi ích trên tim mạch, kháng khuẩn, nâng cao hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu về tác dụng dược lý của nho trồng tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học, định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần, khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro của một số giống nho tại Ninh Thuận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dịch ép quả 2 giống NH.01.48 (nho NH); Red Cardinal (nho Red) thu tại Ninh Thuận được phân tích thành phần hóa thực vật theo phương pháp Ciuley cải tiến; định lượng hàm lượng polyphenol bằng phương pháp Folin – Ciocalteu; khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH. Kết quả: Thành phần hóa thực vật dịch ép quả 2 giống nho NH và nho Red gồm nhóm hợp chất flavonoid, anthocyanidin, tanin, acid hữu cơ, chất béo. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong dịch ép quả 2 giống nho NH và nho Red lần lượt là 0,0069% và 0,0049%, hoạt tính chống oxy hoá với IC50 lần lượt là 126,3 µg/ml và 71,94 µg/ml. Kết luận: Hai giống nho tại Ninh Thuận có thể được dùng làm nguyên liệu để nghiên cứu phát triển thực phẩm chức năng và thuốc hỗ trợ điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
NH.01.48, Red Cardinal, chống oxy hóa, Vitis vinifera, DPPH
Tài liệu tham khảo
2. Georgiev Vasil, Ananga Anthony , Tsolova Violeta (2014), "Recent advances and uses of grape flavonoids as nutraceuticals", Nutrients. 6 (1),pp.391-415.
3. Katalinić Višnja , Možina S.S (2010), "Polyphenolic profile, antioxidant properties and antimicrobial activity of grape skin extracts of 14 Vitis vinifera varieties grown in Dalmatia (Croatia)", Food Chemistry. 119 (2),pp.715-723.
4. Kolb C.A, Kopecký Jiri, Riederer Markus , Pfündel E.E (2003), "UV screening by phenolics in berries of grapevine (Vitis vinifera)", Functional plant biology. 30 (12),pp.1177-1186.
5. M. Asan Ozusaglam and K. Karakoca (2013), "Antimicrobial and antioxidant activities of Momordica charantia from Turkey", African Journal of Biotechnology, 12 (13), p. 1548-1558.
6. Marjan Nassiri Asl , Hossein Hosseinzadeh (2009), "Review of the pharmacological effects of Vitis vinifera (Garape) and its bioactive compounds", Phytotherapy Research. 23 (9),pp.1197-1204.
7. Matteo Bordiga, Fabiano Travaglia, Monica Locatelli, Daniel C.J , Marco Arlorio (2011), "Characterisation of polymeric skin and seed proanthocyanidins during ripening in six Vitis vinifera L. cv", Food Chemistry. 127 (1),pp.180-187.
8. Nassiri Asl Marjan , Hosseinzadeh Hossein (2016), "Review of the Pharmacological Effects of Vitis vinifera (Grape) and its Bioactive Constituents: An Update", Phytotherapy Research.
9. Prior, R.L., X. Wu, and K Schaich (2005), "Standardized methods for the determination of antioxidant capacity and phenolics in foods and dietary supplements", Journal Agriculture and Food Chemistry, 55, p. 2698A-J.
10. Rockenbach I.I , Rodrigues Eliseu (2011), "Phenolic compounds content and antioxidant activity in pomace from selected red grapes (Vitis vinifera L. and Vitis labrusca L.) widely produced in Brazil", Food Chemistry. 127 (1),pp.174-179.
11. Trần Hùng (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liêu, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 26-50.
12. Vívian Maria Burin, Leila Denise Falcao, Luciano Valdemiro Gonzaga, Roseane Fett (2010), " Colour, phenolic content and antioxidant activity of grape juice", Food Science and Technology.
13. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, Nxb Y học, tr. 191-192.
14. Willcox M, Bodeker R , Rasoanaivo P (2004), "Traditional herbal medicines for modern times", Traditional medicinal plants and malaria. CRC, Boca Raton.p. 431.