NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG LDL-CHOLESTEROL GIÁN TIẾP VỚI TRỰC TIẾP Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nguyễn Hồng Hạt1,, Trần Ngọc Dung2
1 Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng phương pháp định lượng gián tiếp LDL-cholesterol đã được cho phép và ứng dụng phổ biến ở các phòng xét nghiệm, nhằm giảm thời gian trả lời kết quả xét nghiệm và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tương quan bằng phương trình hồi quy tuyến tính giữa các phương pháp định lượng LDL-C gián tiếp với trực tiếp. 2) Xác định tỷ lệ sai biệt nồng độ LDL-C giữa các phương pháp định lượng gián tiếp với trực tiếp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 817 người bệnh đái tháo đường đã được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải, có chỉ định xét nghiệm định lượng cholesterol, triglycerid, HDL-C và LDL-C. Nồng độ LDL-C được định lượng bằng phương pháp gián tiếp Friedewald và Vujovic. Kết quả: Hệ số tương quan giữa phương pháp định lượng gián tiếp Vujovic với trực tiếp là r=0,785 với y=0,696x+0,769 (p<0,05); Hệ số tương quan giữa phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald với trực tiếp là r=0,723 với y=0,56x+1,390 (p<0,05). Tỷ lệ sai biệt LDL-C giữa phương pháp gián tiếp Vujovic với trực tiếp là 4,38% (p<0,05); tỷ lệ sai biệt LDL-C giữa phương pháp gián tiếp Friedewald với trực tiếp là 10,08% (p<0,05). Kết luận: Có tương quan tuyến tính thuận, mức độ mạnh giữa phương pháp định lượng gián tiếp Vujovic, Friedewald với trực tiếp. Tỷ lệ sai biệt nồng độ LDL-C giữa các phương pháp gián tiếp Vujovic thấp hơn so với Friedewald.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Cẩm Châu, Vũ Quang Huy. So sánh hai phương pháp định lượng LDL-c trực tiếp và gián tiếp. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2010. 163-172.
2. Su Yeon Choi, et al. Difference between calculated and direct-measured low-density lipoprotein cholesterol in subjects with diabetes mellitus or taking lipid-lowering medications. Journal of Clinical Lipidology. 2012. 6 (2), 114-120, doi: 10.1016/j.jacl.2011.12.007.
3. Srisurin W. The reliability of calculated low-density lipoprotein cholesterol from four different formulas in Thai diabetic patients. J Med Assoc Thai. 2014. 97 (6), 589-597.
4. Friedewald W T, Levy R I, Fredrickson D S. Estimation of the concentration of low-density lipoprotein cholesterol in plasma, without use of the preparative ultracentrifuge, Clin Chem. 1972. 18 (6), 499-502.
5. Vujovic A, Stevuljevic Jelena K, Slavica Spasic. Evaluation of different formulas for LDL-C calculation. Lipid Health Dis. 2010. 9(1), 27, doi: 10.1186/1476-511X-9-27.
6. Lưu Ngọc Hoạt. Nghiên cứu khoa học trong y học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2014.
7. Nguyễn Ngọc Rạng. Thiết kế nghiên cứu & Thống kê Y học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2012. 8. Evaluation Expert Panel on Detection, Treatment of High Blood Cholesterol in Adults. Executive Summary of The Third Report of The National Cholesterol Education Program
(NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, And Treatment of High Blood Cholesterol In Adults (Adult Treatment Panel III). JAMA. 2001. 285 (19), 2486-97, doi: 10.1001/jama.285.19.2486.
9. Russo G, et al. Age-and Gender-Related Differences in LDL-Cholesterol Management in Outpatients with Type 2 Diabetes Mellitus. Int J Endocrinol. 2015. 1-8, doi: 10.1155/2015/957105.
10. Fawwad Asher, Sabir Rubina, Riaz Musarrat. Measured versus calculated LDL-cholesterol in subjects with type 2 diabetes. Pakistan journal of medical sciences. 2016. 32(4), 955-960, doi: 10.12669/pjms.324.9896.