TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH TỔNG HỢP TẠP B VÀ E CỦA ALLOPURINOL BẰNG MÔ HÌNH BOX-BEHNKEN

Lữ Thiện Phúc1,, Cao Thị Kim Tuyền1, Nguyễn Mỹ Hân1, Nguyễn Mạnh Quân1, Trương Ngọc Tuyền2, Trần Việt Hùng3, Nguyễn Đức Tuấn2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược TPHCM
3 Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổng hợp tạp B và E của allopurinol có ý nghĩa quan trọng trong ngành kiểm nghiệm thuốc. Tuy nhiên hiện tại chưa có công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về tối ưu hóa tổng hợp tạp B và E của allopurinol. Các quy trình tổng hợp hiện tại hiệu suất chưa cao nên việc áp dụng vào trong thực tế còn hạn chế. Nghiên cứu khảo sát và tối ưu hóa các điều kiện phản ứng trong quá trình tổng hơp tạp B và E nhằm tăng hiệu suất tổng hợp bằng mô hình Box-Behnken, tiến hành kiểm tra độ tinh khiết sản phẩm bằng kỹ thuật HPLC–DAD hướng đến việc thiết lập chất chuẩn đối chiếu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát và tối ưu hóa quy trình tổng hợp tạp B và E của allopurinol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tạp B và E của allopurinol; phương pháp: tối ưu hóa quy trình tổng hợp tạp B và E của allopurinol bằng mô hình Box-Behnken. Kết quả: Các yếu tố ảnh hưởng chính đến hiệu suất tổng hợp là số mol chất tham gia phản ứng, nhiệt độ và thời gian, đồng thời cố định yếu tố còn lại. Xác định điều kiện tối ưu hóa bằng mô hình BoxBehnken; tạp B: tỷ lệ mol tạp A/formamid (1/35); số mol formamid (0,1 mol), nhiệt độ (95oC), thời gian (60 phút) cho hiệu suất cao nhất; tạp E: tỉ lệ mol tạp D/acid formic (23/1891), thể tích acid formic (10 mL), nhiệt độ (90oC), thời gian (4 giờ) cho hiệu suất cao nhất. Kết luận: Thiết kế thí nghiệm theo mô hình Box-Behnken và tối ưu hóa bằng phần mềm JMP 13.0 giúp đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất tổng hợp và dự đoán được điều kiện cho phản ứng tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 55-58.
2. Đào Anh Dũng (2019), Tổng hợp tạp chất liên quan E (ethyl 5-formylamino-1h-pyrazol-4carboxylat) của Allopurinol, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Thanh Tuyền (2019), Nghiên cứu tổng hợp tạp chất liên quan B (5(formylamino)-1h-pyrazol-4-carboxamid) của Allopurinol, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
4. British Pharmacopoeia (2018), Software.
5. Debabrata Sanyal, Jitendra Verdia, Narendra Mangal Joshi (2015), "Gentoxic impurities in active pharmaceutical ingredients"; European Journal of Pharmaceutical and Medical Research, vol 2, p. 973-989.
6. Ferreira, S. L. C., Bruns, R. E., Ferreira, H. S., Matos, G. D., David, J. Met al(2007),"Box-Behnken design: An alternative for the optimization of analytical methods"; Analytica chimica acta, vol 597, p. 179-86.
7. Guideline I.H.T. (2005), Validation of analytical procedures: text and methodology Q2 (R1), International conference on harmonization, Geneva, Switzerland.
8. Osabe, M., Tohkin, M., & Hirayama, N (2016), "In silico Analysis of Interactions between HLA-B* 58: 01 and Allopurinol-related Compounds"; Chem-Bio Informatics Journal, vol 16, p. 1-4.
9. Tao Changyuan, Zheng Xixia, Liu Zuohua, Sun Dagui (2011), "Microwave assisted synthesis of new substituted pyrazole derivatives"; Huaxue Shiji, vol 33(2); p. 164-166.
10. United States Pharmacopeia 41 (2018), USP Monographs: Allopurinol, CD-ROMs.