ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN PHỨC TẠP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rò hậu môn là bệnh phổ biến thứ hai của vùng hậu môn trực tràng sau bệnh trĩ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân do nhiễm trùng khe tuyến hậu môn chiếm đa số. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh rò hậu môn phức tạp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 38 bệnh nhân rò hậu môn phức tạp được điều trị phẫu thuật từ 10/2016 đến 10/2017 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Nguyên nhân rò hậu môn do nhiễm trùng khe tuyến hậu môn chiếm 100%. Biến chứng sớm sau mổ chiếm 15,8% bao gồm: bí tiểu (13,2%), chảy máu sau mổ (2,6%). Thời gian lành vết mổ trung bình 10 tuần. Tỉ lệ mất tự chủ hậu môn là 10,5% (mức độ nhẹ), vết mổ chậm lành 5,3% và hẹp hậu môn nhẹ 2,6% sau mổ 3 tháng. Tỉ lệ tái phát 0%. Kết luận: Phẫu thuật rò hậu môn phải tuân theo các nguyên tắc điều trị. Phương pháp phẫu thuật phải phù hợp với phân loại đường rò.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rò hậu môn phức tạp
Tài liệu tham khảo
2. Tăng Huy Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật lại rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Hoàng Diệu, Trịnh Hồng Sơn (2011), “Phẫu thuật điều trị rò hậu môn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình”, Y học thực hành, 7, tr.43-201.
4. Nguyễn Đình Hối, 2002, Rò hậu môn. Hậu môn trực tràng học. NXB Y Học, tr. 129- 147
5. Nguyễn Xuân Hùng, 2008, Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn 2003-2006. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 7, số 2, tr. 49- 53
6. Lữ Hoàng Phi (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, phân loại và kết quả điều trị rò hậu môn tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ. Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Trịnh Hồng Sơn, Bùi Trung Nghĩa và cộng sự (2012), "Nghiên cứu tình hình chẩn đoán và điều trị rò hậu môn tại các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc trong 6 tháng đầu năm 2009", Y học thực hành, 804 (1), tr. 94-97.
8. Nguyễn Văn Xuyên, 2007, Tìm hiểu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa 126 bệnh nhân rò hậu môn tái phát. Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr. 104- 107.
9. A. Kucharczyk, Kolodziejczak M (2014), "Autologous growth factors used for the treatment of reccurent fistula-in-ano preliminary results", Tech Coloproctol, 18, pp. 317-318.
10. F. Charles Brunicardi, Dana K. Andersenb (2015), "Colon, rectum, and anus", Schwartz's principles of surgery, 10th edition, pp. 1176-1279.
11. G.Rosa, P.Lolli (2006), “Fistula-in-ano: anatomoclinical aspects, surgical therapy and results in 844 patients”, Tech Coloproctol, 10, pp.215-221
12. K.W.A.Göttgens, P.T.J.Janssen (2015), “Long-term outcome of low perianal fistulas treated by fistulotomy: a multicenter study”, Int J Colorectal Dis, 30, pp.213-219.
13. P.Meinero, L.Mori (2011), "Video-assisted anal fistula treatment (VAAFT): a novel sphincter-saving procedure for treating complex anal fistulas", Tech Coloproctol, 15, pp. 417-422.
14. Richards Karen Lee (2009), “Using the Pain Scale Effectively”, HealthCentral, pp.1-5.
15. Schulze B. and Yik-Hong Ho (2015), “Management of complex anorectal fistulas with seton drainage plus partial fistulotomy and subsequent ligation of intersphincteric fistula tract (LIFT)”, Tech Coloproctology, pp. 89-95.
16. Sherief Shawki, Steven D Wexner, 2011. Idiopathic fistula-in-ano, World J Gastroenterol, 17(28), pp. 3277- 3285.