ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN Ở XÁC NGƯỜI ƯỚP FORMOL TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Xác định được đặc điểm giải phẫu động mạch mông trên (ĐMMT) có ý nghĩa quan trọng trong việc phẫu tích vạt nhánh xuyên ĐMMT làm vật liệu tạo hình. Mục tiêu: xác định vị trí nguyên ủy, đường đi, kích thước của ĐMMT và các nhánh của nó trên xác người ướp formol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 15 thi thể người có vùng mông còn nguyên vẹn được ướp formol, tại Bộ Môn Giải Phẫu, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ 9/2013 đến 09/2014. Kết quả: 100% ĐMMT xuất hiện ở vùng mông tại vị trí bờ trên cơ hình lê. Khoảng cách từ hình chiếu của nguyên ủy ĐMMT trên đường thẳng nối GCST - MCLXĐ đến GCST trung bình là: 4,77 ± 0,64 cm. Chiều dài và đường kính trung bình của ĐMMT là: 0,77 ± 0,2 cm và 2,2 ± 0,2 mm. Tất cả ĐMMT đều chia nhánh nông và sâu. Chiều dài và đường kính trung bình của nhánh nông ĐMMT là: 1,39 ± 0,36 cm và 2,08 ± 0,11 mm. Chiều dài và đường kính trung bình của nhánh sâu ĐMMT là: 0,9 ± 0,2 cm và 1,81 ± 0,07 mm. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐMMT có khả năng cấp máu dồi dào cho vùng mông, là cơ sở quan trọng để đảm bảo khả năng sống của vạt vùng mông trong các phẫu thuật tạo hình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
động mạch mông trên, vạt nhánh xuyên động mạch, vạt nhánh xuyên động mạch mông trên, vùng mông, giải phẫu, gai chậu sau trên (GCST), mấu chuyển lớn xương đùi (MCLXĐ)
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Quang Vinh (2011), “Nghiên cứu ứng dụng vạt da nhánh xuyên ĐMMT trong điều trị loét vùng cùng cụt do tì đè”, Tạp chí Y Dược lâm sàng, 108(6), tr. 105-111.
3. Ahmadzadeh R., Bergeron L., Tang M., Morris S. F. (2007), “The superior and inferior gluteal artery perforator flaps”, Plast Reconstr Surg, 120(6), pp. 1551-6.
4. Berish S., Han L. Y. (2006), Atlas of Microvascular Surgery Anatomy and Operative Techniques, Thieme Medical Publishers, China.
5. Hurbungs A., Ramkalawan H. (2012), “Sacral pressure sore reconstruction – the pedicled superior gluteal artery perforator flap”, S Afr J Surg, 50(1), pp. 6-8.
6. Leow M., Lim J., Lim T. C. (2004), “The superior gluteal artery perforator flap for the closure of sacral sores”, Singapore Med J, 45(1), pp. 37-9.
7. Meir Marmor et al (2010), “Superior Gluteal Artery Injury During Iliosacral Screw Placement due to Aberrant Anatomy”, Am J Orthop, 33(2), pp. 117-21.
8. Richard L. D., Wayne V., Adam W. M., Mitchell (2010), Gray’s Anatomy for Students, 2nd Edition, Elsevier, Canada.
9. Song W. C., Bae S. M., Han S. H., Koh K. S.(2006), “Anatomical and radiological study of the superior and inferior gluteal arteries in the gluteus maximus muscle for musculocutaneous flap in Koreans”, Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 59(9), pp. 935-41.
10. Tansatit T., Chokrungyaranont P., Sanguansit P., Wanidchaphloi S. (2008), “Anatomical study of the superior gluteal artery perforator (S-GAP) for free flap harvesting”, Jmed Assoc Thai, 91(8), pp. 1244-9.
11. Verpaele A. M., Blondeel P. N., Van L. K., Tonnard P. L., Decordier B., Monstrey S. J., Matton G. (1999), “The superior gluteal artery perforator flap: an additional tool in the treatment of sacral pressure sores”, Br J Plast Surg, 52, pp. 385-91.