ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN Ở XÁC NGƯỜI ƯỚP FORMOL TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Hoàng Minh Tú1,, Lê Văn Cường2, Võ Huỳnh Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vạt tổ chức phụ thuộc vào nhánh xuyên động mạch mông trên (ĐMMT) là nguồn vật liệu có giá trị trong điều trị tạo hình ngực sau phẫu thuật đoạn nhũ. Mục tiêu: xác định nguyên ủy, kích thước và vị trí phân bố trên da của các nhánh xuyên ĐMMT ở xác người ướp formol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 15 thi thể người có vùng mông còn nguyên vẹn được ướp formol, tại Bộ Môn Giải Phẫu, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ 9/2013 đến 09/2014. Kết quả: tất cả các nhánh xuyên ĐMMT đều xuất phát từ nhánh nông động mạch mông trên. Chiều dài và đường kính trung bình của nhánh xuyên ĐMMT là: 4,34 ± 0,58 cm và 0,74 ± 0,08 mm. Số nhánh xuyên ra da của ĐMMT trung bình là 1,4 ± 0,56 nhánh. Tất cả các vị trí phân bố trên da của các nhánh xuyên ĐMMT đều nằm ở phía trong đường thẳng nối gai chậu sau trên (GCST) – mấu chuyển lớn xương đùi (MCLXĐ). Các nhánh xuyên ĐMMT có sự phân bố rộng từ 7% - 43% xung quanh đường thẳng nối GCST - MCLXĐ. Hầu hết các nhánh xuyên ra da của ĐMMT đều nằm ở 1/4 trên trong của vùng mông. Kết luận: Chiều dài và đường kính các nhánh xuyên động mạch mông trên đáp ứng được khả năng khâu nối mạch máu trong các phẫu thuật tạo hình sử dụng chuyển vạt tự do có cuống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thiết Sơn, Nguyễn Bắc Hùng (2011), “Vạt mạch xuyên ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 77(6), tr. 11-15.
2. Ahmadzadeh R., Bergeron L., Tang M., Morris S. F. (2007), “The superior and inferior gluteal artery perforator flaps”, Plast Reconstr Surg, 120(6), pp. 1551-6.
3. Kimihiro N, Spencer A. B., Cengiz A. et al (2006), “Defining Vascular Supply and Territory of Thinned Perforator Flaps: Part II Superior Gluteal Artery Perforator Flap”, Plast Reconstr Surg, 118, pp. 1338-1647.
4. Song W. C., Bae S. M., Han S. H., Koh K. S.(2006), “Anatomical and radiological study of the superior and inferior gluteal arteries in the gluteus maximus muscle for musculocutaneous flap in Koreans”, Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 59(9), pp. 935-41.
5. Steffen Baumeister et al (2010), “The sGAP Flap: Rare Exception or Second Choice in Autologous Breast Reconstruction”, Journal of Reconstructive Microsurgery, 26(4), pp. 251-58.
6. Tansatit T., Chokrungyaranont P., Sanguansit P., Wanidchaphloi S. (2008), “Anatomical study of the superior gluteal artery perforator (S-GAP) for free flap harvesting”, Jmed Assoc Thai, 91(8), pp. 1244-9.
7. Warren M. R., Jeannette W. C. T., Damien G., Mark W. A. (2011), “Superior and inferior gluteal artery perforators: In-vivo anatomical study and planning for breast reconstruction”, Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 64(2), pp. 217-25.