NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DI CHUYỂN RĂNG TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT BẰNG LASER DIODE TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chỉnh hình răng mặt là điều trị chuyên sâu trong răng hàm mặt, nhằm phục hồi thẩm mỹ gương mặt và chức năng của hệ thống nhai. Tuy nhiên, một trong những quan tâm chính của bệnh nhân chỉnh hình là thời gian điều trị. Laser công suất thấp là một trong những quan điểm điều trị hỗ trợ đầy hứa hẹn nhằm rút ngắn thời gian điều trị bởi đây là phương pháp không xâm lấn, dễ sử dụng và không đòi hỏi những máy móc đắt tiền. Mục tiêu: 1. Xác định và so sánh trung bình khoảng cách tích lũy di xa răng nanh giữa nhóm sử dụng laser công suất thấp và nhóm chứng ở các thời điểm T1 (sau 4 tuần), T2 (sau 8 tuần), T3 (sau 12 tuần). 2. Xác định và so sánh trung bình độ rộng khoảng di xa răng nanh giữa nhóm sử dụng laser công suất thấp và nhóm chứng giữa các thời điêm T1-TO (bắt đầu di xa răng nanh), T2-T1, T3-T2. 3. Xác định và so sánh tốc độ di chuyển răng nanh giữa nhóm sử dụng laser công suất thấp và nhóm chứng tại thời điểm T3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi có nhóm chứng với thiết kế nửa miệng trên 16 bệnh nhân điều trị chỉnh hình có chỉ định nhổ răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên bên phải và trái để tạo khoảng cho việc điều trị chỉnh hình. Trên mỗi bệnh nhân, răng nanh bên phải hoặc bên trái ở hàm trên sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên để đưa vào nhóm có sử dụng laser (nhóm 1), răng nanh còn lại sẽ được đưa vào nhóm chứng (nhóm 2). Sự di chuyển răng được đánh giá trên mẫu hàm sau khi bắt đầu kéo lui răng nanh ở các thời điểm: 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần. Kết quả nghiên cứu: Khoảng cách tích lũy di xa răng nanh ở nhóm laser (sau 4 tuần: 0,84 ± 0,08 mm, sau 8 tuần: 1,71 ± 0,12 mm, sau 12 tuần: 2,56 ± 0,11 mm) lớn hơn nhóm chứng (sau 4 tuần: 0,80 ± 0,07mm, sau 8 tuần: 1,66 ± 0,11 mm, sau 12 tuần: 2,38 ± 0,12 mm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 12 tuần (p<0,05). Độ rộng khoảng di xa răng nanh mỗi 4 tuần ở nhóm laser (4 tuần đầu: 0,84 ± 0,08 mm, 4 tuần giữa: 0,87 ± 0,86 mm, 4 tuần cuối: 0,85 ± 0,72 mm) lớn hơn nhóm chứng (4 tuần đầu: 0,80± 0,07mm, 4 tuần giữa: 0,86 ± 0,10 mm, 4 tuần cuối: 0,72 ± 0,08 mm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 4 tuần giữa và 4 tuần cuối (p < 0,001). Tốc độ di chuyển răng nanh ở nhóm laser (0,853 mm/tháng) nhanh hơn so với nhóm chứng (0,795 mm/tháng). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết luận: laser công suất thấp có thể làm tăng tốc độ di chuyển răng nanh và có thể được xem như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị chỉnh hình truyền thống bằng mắc cài.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
liệu pháp laser công suất thấp, chỉnh nha, di chuyển răng
Tài liệu tham khảo
2. Fujita S, Yamaguchi M. (2008), “Low-level laser stimulates tooth movement velocity via expression of RANK and RANKL. Orthod Craniofac Res”, 11, pp.143-155.
3. Garg N.J., Singh G., Kannan S. (2014), "Effect of 810 nm diode laser therapy on the rate of extraction space closure", The Journal of Indian Orthodontic Society, 48(3), pp.143-148.
4. Gene G., Kocadereli I.,Tasar F. (2012), “Effect of low-level laser therapy (LLLT) on orthodontic tooth movement”, Lasers Med Sci, pp.1-7.
5. Goulart C.S., Nouer P.R., Mouramartins L., Garbin I.U., de Fatima Zanirato Lizarelli R,K. (2006), "Photoradiation and orthodontic movement: experimental study with canines", Photomed Laser Surg, 24(2), pp.192-196.
6. Hasler R., Schmid G., Ingervall B. (1997), “A clinical comparison of the rate of maxillary canine retraction into healed and recent extraction sites-a pilot study”, European Journal of Orthodontics 19 , pp. 711- 719.
7. Kansal A., Kittur N., Dahiya P (2014), "Effects of low-intensity laser therapy on the rate of orthodontic tooth movement: A clinical trial", Dent Res J, 11 (4), pp.481-488.
8. Kawasaki K., Shimizu N. (2000), "Effects of Low-Energy Laser Irradiation on Bone Remodeling During Experimental Tooth Movement in Rats", Lasers in Surgery and Medicine, 26, pp.282-291.
9. Mester E., Mester A.F., Mester A. (1985), "The biomedical effects of laser application", Lasers Surg Med, 5, pp.31-39.
10. Seifi M, Shafeei HA, Daneshdoost S, Mir M (2007), "Effects of two types of low-level laser wave lengths (850 and 630 nm) on the orthodontic tooth movements in rabbits", Lasers Med Sci, 22(4), pp.261-64.
11. Sousa M., Scanavini M., Sannomiya E., Velasco L., Angelieri F (2011), "Influence of LowLevel Laser on the Speed of Orthodontic Movement", Photomedicine and Laser Surgery, 29 (3), pp. 191-196.
12. Yoshida T, Yamaguchi M, Utsunomiya T (2009), "Low-energy laser irradiation accelerates the velocity of tooth movement via stimulation of the alveolar bone remodeling", Orthodontics & Craniofacial Research, 12 (4), pp. 289-298.
13. Youssef M., Ashkar S., Hamade E (2008), "The effect of low-level laser therapy during orthodontic movement: a preliminary study", Lasers Med Sci, 23, pp.27-33.