NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC TỪNG VÙNG BẰNG BETAMETHASONE TIÊM DƯỚI DA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rụng tóc từng vùng là một bệnh tự miễn đặc trưng bởi tình trạng rụng tóc đột ngột có thể gây ra những hậu quả tâm lý đáng kể và làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nghiêm trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị rụng tóc từng vùng bằng Betamethasone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 85 bệnh nhân được chẩn đoán rụng tóc từng vùng, đánh giá chất lượng cuộc sống và điều trị bằng Betamethasone tiêm dưới da. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 31,02 ± 11,491, thời gian mắc bệnh trung bình là 12,8±16,356 tuần với mức độ nhẹ chiếm 94,1%. Nhóm kèm tổn thương móng có diện tích thương tổn lớn hơn nhóm không tổn thương móng (p<0,001). Đánh giá DLQI thấy các triệu chứng-cảm giác bị ảnh hưởng nhiều nhất. Diện tích thương tổn trung bình sau 3 tháng điều trị giảm 7,233% (p<0,001). Tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng Betamethasone đau, ngứa, đỏ da, viêm nang lông lần lượt là 96,5%; 12,9%; 7,1% và 3,5%. Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân không xuất hiện thương tổn mới chiếm 98,6% thuộc nhóm mức độ rụng tóc ban đầu <25% cao hơn so với nhóm có thương tổn mới (p=0,002). Kết luận: Betamethasone tiêm dưới da có hiệu quả trong bệnh rụng tóc từng vùng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rụng tóc từng vùng, Betamethasone, DLQI
Tài liệu tham khảo
2. Lê Đức Minh (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh rụng tóc từng vùng và đánh giá hiệu quả điều trị bằng tiêm corticoide tại thương tổn, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Trịnh Thị Phượng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng uống corticoid liều xung nhỏ, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Thị Thùy Trang (2019), Nồng độ Interleukin-17A trong huyết thanh của bệnh nhân rụng tóc từng vùng và các yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. de Sousa V. B., Arcanjo F. P., Aguiar F., et al. (2022), "Intralesional betamethasone versus triamcinolone acetonide in the treatment of localized alopecia areata: a within-patient randomized controlled trial", J Dermatolog Treat, 33 (2), pp. 875-877.
6. Dinulos J. G. H (2020), "Hair Diseases", Habif's Clinical Dermatology A Color Guide to Dianosis and Therapy, Elsevier, USA, pp. 927-960.
7. Gelhorn H. L., Cutts K., Edson-Heredia E., et al. (2022), "The Relationship Between Patient- Reported Severity of Hair Loss and Health-Related Quality of Life and Treatment Patterns Among Patients with Alopecia Areata", Dermatol Ther (Heidelb), 12 (4), pp. 989-997.
8. Ito T., Kamei K., Yuasa A., et al. (2022), "Health-related quality of life in patients with alopecia areata: Results of a Japanese survey with norm-based comparisons", J Dermatol, 49 (6), pp. 584-593.
9. Li S. J., Huang K. P., Joyce C., et al. (2018), "The Impact of Alopecia Areata on Sexual Quality of Life", Int J Trichology, 10 (6), pp. 271-274.
10. Tzur Bitan D., Berzin D., Kridin K., et al. (2022), "The association between alopecia areata and anxiety, depression, schizophrenia, and bipolar disorder: a population-based study", Arch Dermatol Res, 314 (5), pp. 463-468.
11. Villasante Fricke A. C., Miteva M. (2015), "Epidemiology and burden of alopecia areata: a systematic review", Clin Cosmet Investig Dermatol, 8 pp. 397-403.