Nghiên cứu giá trị và khả năng dự báo biến cố suy tim của nồng độ NGAL và NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng mạch vành cấp là biến cố nặng, cấp cứu của bệnh lý động mạch vành. Nồng độ lipocalin liên kết với gelatinase của bạch cầu trung tính (NGAL), peptid thải natri niệu (NT-proBNP) trong máu được phóng thích khi cơ tim tổn thương, do đó tương quan với biến cố suy tim ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị của nồng độ NGAL và NT-proBNP huyết thanh và khả năng dự báo biến cố suy tim ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 58 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng vành cấp tại Khoa Tim mạch can thiệp – Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Giá trị trung bình nồng độ NGAL 56,5±15,7ng/mL và NT-proBNP 5303,4±1172pg/mL. Giá trị nồng độ NGAL trong tiên lượng biến cố suy tim tại điểm cắt 130,35ng/mL có độ nhạy 85,7%, độ đặc hiệu 94,1%, diện tích dưới đường cong 0,96; giá trị NT- proBNP trong tiên lượng biến cố suy tim tại điểm cắt 10754,5pg/mL có độ nhạy 85,7%, độ đặc hiệu 96,1%, diện tích dưới đường cong 0,97. Kết luận: Nồng độ NGAL, NT-proBNP huyết thanh có khả năng dự báo biến số suy tim ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng vành cấp (HCVC), NT-proBNP, NGAL
Tài liệu tham khảo
2. Trương Quang Định (2013), “Nghiên cứu liên quan giữa Troponin T, NT-proBNP với áp lực cuối tâm trương thất trái trên thông tim và các biến cố tim mạch chính trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Hà Nội.
3. Châu Ngọc Hoa, Nguyễn Quang Trung, Chung Bá Ngọc (2009), “Khảo sát đặc điểm bệnh nhân bị hội chứng vành cấp”, Tạp chí Y Dược học TP.Hồ Chí Minh, tr.34-40.
4. Trương Phi Hùng (2019), “Nghiên cứu giá trị của Neutrophil Gelatinaseassociated - Lipocalin (NGAL) trong tiên đoán các biến cố tim mạch ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
5. Đinh Đức Huy, Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Anh Vũ (2020), “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của Copeptin huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, tr.78-83.
6. Lương Võ Đăng Quang (2012), “Giá trị các marker tim trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
7. Phạm Quang Tuấn (2019), “Nghiên cứu vai trò chẩn đoán sớm của IMA (Ischemia Modified Albumin) huyết thanh phối hợp với hs-Troponin T ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Phạm Quang Tuấn, Huỳnh Văn Minh (2017), “Vai trò IMA (Ishemia Modified Albumin) phối hợp với hs-Troponin T (hs-TnT) huyết thanh trong chẩn đoán hội chứng vành cấp không ST chênh lên”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, tr.64-69.
9. Nguyễn Lân Việt (2016), “Khuyến cáo về chẩn đoán, và điều trị Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên”, Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam.
10. Ahmet Avci, et al. (2020), “The Prognostic Utility of Plasma NGAL levels in ST Segment Elevation in Myocardial Infarction Patients”, Hindawi Advances in Preventive Medicine, 2020, pp.1-7.
11. Alan S. M., et al. (2011), “Prognostic utility of plasma neutrophil gelatinase associated lipocalin in patients with acute heart failure: The NGAL EvaLuation Along with B-type NaTriuretic Peptide in acutely decompensated heart failure (GALLANT) trial”, European Journal of Heart Failure, 2011(13), pp.846-851.
12. Anandaroop Lahiri, A.G.A. (2017), “Estimating the prevalence of elevated plasma neutrophil gelatinase associated lipocalin level in patients with acute coronary syndromes and its association with outcomes”, Cardiological Society of India.
13. Hanan R., et al. (2014), “Value of N-terminal pro brain natriuretic peptide in predicting prognosis and severity of coronary artery disease in acute coronary syndrome”, J Saudi Heart Assoc, 26, pp.192-198.
14. Huogen Liu., et al. (2021), “Neutrophil gelatinase-associated lipocalin contributes to increased risk of cardiovascular death after acute coronary syndrome”.
15.Katerina H., et al. (2015), “Prognostic impact of neutrophil gelatinase-associated lipocalin and B-type natriuretic in patients with ST-elevation myocardial infarction treated by primary PCI: a prospective observational cohort study”, BMJopen, (5), pp.1-7.
16. Kim D.H., et al. (2019), “The ratio of N-terminal pro-B-type natriuretic peptide to troponin I for differentiating acute coronary syndrome”, Am J Emerg Med, 37(6), pp.1013-1019.
17. Schellings D. AAM., et al. (2016), “Predictive value of NT-proBNP for 30-day mortality in patients with non ST-elevation acute coronary syndromes: a comparison with the GRACE and TIMI risk scores”, Vascular Health and Risk Management, 12, pp.471-476.