THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH NĂM 2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sử dụng rượu bia (SDRB) đang ngày càng gia tăng ở giới trẻ. SDRB là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tổn hại xã hội ở thanh thiếu niên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ SDRB và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông (THPT) tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 338 học sinh THPT tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh từ tháng 1 đến tháng 5/2018 với thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu cụm kết hợp ngẫu nhiên phân tầng theo khối lớp. Dữ liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền, bao gồm các thông tin về đặc điểm dân số xã hội, yếu tố gia đình-bạn bè, thực trạng SDRB, độ tuổi SDRB, các vấn đề thường gặp sau SDRB ở học sinh. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng Satta 14. Kết quả: Học sinh THPT từng SDRB là 59,5% và 40,8% SDRB trong 30 ngày qua. Tuổi lần đầu tiên SDRB là 15 tuổi. Số đơn vị rượu (ĐVR) trong 1 lần uống là 3 ĐVR, số ĐVR uống nhiều nhất là 4,9 ĐVR. Các vấn đề thường gặp sau SDRB của học sinh là say (26,4%), lái xe máy (15%), thách thức/thi đấu (5%). Các yếu tố có liên quan đến SDRB ở học sinh là giới tính nam, tuổi, có bạn bè SDRB và có bạn bè rủ rê SDRB. Kết luận: Học sinh SDRB ở lứa tuổi khá sớm. Phụ huynh cần quản lý chặt chẽ và định hướng con cái trong các mối quan hệ bạn bè.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sử dụng rượu bia, học sinh, trung học phổ thông
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Nhật Tuấn, Nguyễn Đỗ Nguyên (2016) "Sử dụng rượu bia của học sinh trường trung học phổ thông số 3 An Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2015". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 20 (1), 358 - 364.
3. Đào Huy Khuê (2006) "Sử dụng và lạm dụng rượu bia ở thanh thiếu niên qua số liệu SAVY". Tạp chí Dân tộc học, 6, tr 3-13.
4. Tô Thị Huyền Trang (2016), Tỷ lệ sử dụng rượu bia của học sinh Trung học Phổ thông, tỉnh Bình Phước năm 2016 và các yếu tố liên quan, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, tr.50.
5. Trần Ngọc Vi Vân (2017), Thực trạng sử dụng rượu bia và sự ảnh hưởng từ gia đình đến việc uống rượu bia của học sinh trung học phổ thông tại quận Gò Vấp, TP.HCM, năm 2017, Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, tr.70.
6. Nguyễn Quang Vinh (2017), Tỉ lệ sử dụng rượu bia của học sinh trường Trung học Phổ thông
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 và các yếu tố liên quan, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, tr.62.
7. J. W. Miller, T. S. Naimi, R. D. Brewer, S. E. Jones (2007) "Binge drinking and associated health risk behaviors among high school students". Pediatrics, 119 (1), 76-85.
8. M. E. Patrick, J. E. Schulenberg (2014) "Prevalence and predictors of adolescent alcohol use and binge drinking in the United States". Alcohol Research: Current Reviews, 35 (2), 193
9. H. Wang, R. Hu, J. Zhong, H. Du, B. Fiona, M. Wang, et al. (2018) "Binge drinking and associated factors among school students: a cross-sectional study in Zhejiang Province, China". BMJ open, 8 (4), 21-77.
10. The OECD Development Centre (2017) Youth Well-being Policy Review of Viet Nam, pp 26-28.
11. World Health Organization (2014) Global status report on alcohol and health, pp. 7-302.