TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ BÌNH NAM, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2018

Phạm Thị Vân Phương1,, Ngô Thị Ty Gôn2
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Già hóa dân số đang là hiện tượng toàn cầu. Tỉ lệ ốm đau và bệnh tật ở người cao tuổi (NCT) cao hơn những lứa tuổi khác, tuy nhiên các điều tra cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) ở NCT chưa tương ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở nhóm tuổi này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tiếp cận DVYT và các yếu tố liên quan ở NCT tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 317 NCT (≥60 tuổi) tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ tháng 1 đến tháng 8/2018 với thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Mẫu được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm các thông tin về đặc điểm dân số xã hội, tình trạng sức khỏe, tình hình chăm sóc sức khỏe và tiếp cận DVYT của NCT. Việc nhập liệu được thực hiện bằng Epidata 3.1 và phân tích bằng Stata 14. Kết quả: Tỉ lệ tiếp cận DVYT ở NCT là 89%, lí do sử dụng DVYT chủ yếu là đều trị bệnh mãn tính (71,6%), 88,6% NCT có sử dụng bảo hiểm y tế (BHYT) khi khám chữa bệnh. Các yếu tố có liên quan đến tiếp cận DVYT ở NCT là trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe, số bệnh mạn tính, người chăm sóc, tìm kiếm thông tin DVYT. Kết luận: Bệnh mạn tính là vấn đề cần quan tâm ở NCT, đặc biệt là tăng huyết áp và viêm khớp mạn. Cung cấp thông tin về DVYT, sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình là những yếu tố hỗ trợ trong tiếp cận DVYT ở NCT.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Bảo Châu (2017), Tỷ lệ tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước năm 2017, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ YHDP, Đại học Y dược TP.HCM, tr.32-33.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012), Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam VNAS năm 2011 - Các kết quả chủ yếu, NXB Phụ nữ, Hà Nội, tr. 77-86.
3. Hội Người Cao Tuổi Xã Bình Nam (2018), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua "tuổi cao gương sáng" năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của hội NCT xã Bình Nam, Xã Bình Nam, tr. 3.
4. Đỗ Thị Liên Hương (2011), Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận thành phố Huế, Khóa luận Cử nhân Y tế công cộng, Trường đại học Y dược, Đại học Huế, tr.30-35.
5. Nguyễn Thị Mai Liên (2014) ,Tỷ lệ tiếp cận và các yếu tố liên quan đến DVYT ở NCT tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn TPHCM, Khóa luận Bác sĩ y học dự phòng, Khoa Y tế công cộng, Đại Học Y Dược TPHCM, tr.61-63.
6. Võ Thị Trà My (2015), Tỷ lệ sử dụng DVYT và ác yếu tố liên quan tại xã Phước Hưng Huyện Tuy Phước tỉnh Bình định, Khóa luận Cử nhân Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược TPHCM, tr.55-57.
7. Nguyễn Thúy Ngọc, Nguyễn Ngọc Duy (2014), "Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi tại vùng nông thông khu vực phí Nam", Nghiên cứu Y học -TPHCM, 18 (6), tr.500-506.
8. Lê Thị Thảo Nguyên (2011), Tỷ lệ sử dụng DVYT và các yếu tố liên quan ở NCT phường Trần Phú -Quảng Ngãi, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, Đại Học Y Dược TPHCM, tr. 17-53
9. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: thực trạng dự báo và một số khuyến nghị chính sách, World Health Organization, tr.6.