BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM SẮC MELANIN NƯỚU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019

Trần Huỳnh Trung1,, Huỳnh Văn Trương1, Nguyễn Minh Khởi1, Nguyễn Huy Hoàng Trí 1, Nguyễn Ngọc Nguyệt Minh1, Lê Nguyên Lâm1, Trương Nhựt Khuê 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sức khoẻ và sự xuất hiện của nướu là những phần quan trọng của nụ cười. Màu sắc của nướu là khác nhau giữa các cá nhân khác nhau và được cho là có liên quan đến sắc tố da, tuổi, hút thuốc lá... Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của nhiễm sắc melanin nướu trên những bệnh nhân đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ và tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm sắc melanin nướu với màu da và tình trạng hút thuốc lá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 100 người đến khám răng miệng tại Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Nghiên cứu trên 100 đối tượng ngẫu nhiên (44 nam, 56 nữ) đến khám ghi nhận tỉ lệ nhiễm sắc melanin nướu là 53% (nam chiếm 50,9%, nữ chiếm 49,1%). Tỉ lệ có nhiễm sắc nướu ở nam giới trong nghiên cứu là 61,4% và ở nữ giới là 46,4 %. 40% nhiễm sắc mức độ nhẹ theo DOPI (độ 1), 13% nhiễm sắc mức độ trung bình (độ 2), không ghi nhận có nhiễm sắc mức độ nặng (độ 3). Có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm sắc melanin nướu và màu da. Mức độ nhiễm sắc melanin nướu không khác nhau ở nam và nữ. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm sắc melanin là 53%, màu sắc da có liên quan đến nhiễm sắc melanin nướu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dummet CO, Gupta OP (1966), “The DOPI assessment in gingival pigmentation”, J Dent Res,45,122.
2. Feller L, Masilana A, Khammissa RA, Altini M, Jadwat Y, Lemmer J (2014), “Melanin: the biophysiology of oral melanocytes and physiological oral pigmentation”, Head Face Med,10(1),8.
3. Fujibayashi H (1938), “On the melanin pigmentation of the oral mucosa (especially gingival and palatal mucosa)”, J Stomatal Soc Jpn (in Japanese), 12, 297-308.
4. Hedin CA, Axell T(1991), “Oral melanin pigmentation in 467 Thai and Malaysian people with special emphasis on smoker's melanosis”, J Oral Pathol Med , 20(1), 8-12.
5. Janiani P, Bhat PR, Trasad VA, Acharya AB, Thakur SL (2018), “Evaluation of the intensity of gingival melanin pigmentation at different age groups in the Indian population: An observational study”, J Indian Soc Pedod Prev Dent ,36(4), 329-333.
6. Kauzman A, Pavone M, Blanas N, Bradley G (2004) “Pigmented lesions of the oral cavity: review, differential diagnosis and case presentations”, J Can Dent Assoc, 70(10), 682-683.
7. Ponnalyan D, ChillaraP, Palanl Y(2017), “Correlation of envitromental tobacco smoke to gingival pigmentation and salvary alpha amylase in young adults”, Eur J Dent, 11(3), 364-369.
8. Rakhewar P S, Patil H P, Thorat M (2016), “ Identification of gingival pigmentation patterns and its correlation with skin color, gender and gingival phenotype in an Indian population”, Indian J Multidiscip Dent,6(2), 87-92.
9. Rehab A, Abdel Moneim, Mona El Deeb(2017),“Gingial pigmetation”, Future Dental Journal, 3(1), 1-7.
10. Shunichi A , Katsuyuki Murata , Koichi Ushio & Ryoji Sakai (1983), “Dose-Response Relationship between Tobacco Consumption and Melanin Pigmentation in the Attached Gingiva”, Archives of Environmental Health: An International Journal, 38(6), 375-378.
11. Takashi Hanioka, Keiko Tanaka, Miki Ojima, Kazuo Yuuki (2005), “Association of Melanin Pigmentation in the Gingiva of Children With Parents Who Smoke”, American Academy of Pediatrics, 116(2), 186-190