VIÊM MÀNG NÃO TĂNG EOSINOPHIL Ở TRẺ EM: BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH

Dương Nhật Trường1,, Đỗ Thị Xuân Nguyệt1, Đặng Thị Trúc Giang1, Bùi Cẩm Nhung1, Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Ngô Chí Quang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhận biết triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị đúng viêm màng não tăng eosinophil giúp giảm bệnh tật và tử vong do căn bệnh này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não tăng eosinophil. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca các bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não tăng eosinophil tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: nguyên nhân vào viện thường là đau đầu, sốt, nôn ói.Triệu chứng thần kinh gồm lừ đừ, cổ gượng, không ghi nhận tổn thương thần kinh khu trú. Bạch cầu trong máu ngoại vi tăng nhẹ hoặc bình thường; số lượng bạch cầu dịch não tủy tăng cao; không trường hợp nào tìm thấy ấu trùng trong DNT; kỹ thuật ELISA tìm kháng thể ký sinh trùng trong huyết thanh phát hiện cả 3 trường hợp dương tính với Toxocara spp. Các thuốc được điều trị gồm ceftriaxone, vancomycin, meropenem, imipenem, albendazole, prednisolon. Kết quả điều trị ổn định và xuất viện sau điều trị. Kết luận: Viêm màng não tăng eosinophil mặc dù hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Việc điều trị bằng thuốc chống giun sán và steroid có thể mang lại hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Thị Hoài Thu, Trương Hữu Khanh và Hồ Đặng Trung Nghĩa. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ em viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng I. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017. 21(2), 102-107.
2. Kittisak S, et al.. Clinical Manifestations of Eosinophilic Meningitis Due to Infection with Angiostrongylus cantonensis in Children. Korean J Parasitol. 2013. 51(6), 735-738, doi:
10.3347/kjp.2013.51.6.735.
3. Phạm Nhật An. Một số nhận xét về bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em gặp tại viện nhi Quốc Gia từ 1996 tới hết 2000. Y Học Thực Hành. 2002. 3, 66-69.
4. Hwang KP, Chen ER. Clinical studies on angiostrongyliasis cantonensis among children in Taiwan. Southeast Asian J Trop Med Pub Health. 1991. 22, 194-199.
5. Prociv P. Parasitic meningitis. Crossing paths with the rat lungworm (Angiostrongylus cantonensis). Med J Aust. 1999. 170(11), 517-518.
6. Hwang KP, Chen ER, chen TS. Eosinophilic meningitis and meningoencephalitis in children. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1994. 35(1), 172-174.
7. Hwang KP, Chen ER, Chen TS. Eosinophilic meningitis and meningoencephalitis in children. Acta Paeditr Sinica. 1994. 35: 124-135.
8. Chotmongkol V, Sawanyawisuth K, Thavornpitak Y. Corticosteroid treatment of eosinophilic meningitis. Clin Infect Dis. 2000. 31 (3), 660-662, doi: 10.1086/314036.