ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN GÃY LÚN ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021-2022

Huỳnh Ngọc Phương Thanh1,, Huỳnh Thanh Hiền2
1 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy lún đốt sống là biến chứng khá phổ biến của loãng xương. So với gãy xương thì lún xẹp đốt sống ít gây tử vong cho người bệnh nhưng lại thường gây ra tàn tật vĩnh viễn, ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân gãy lún đốt sống thắt lưng do loãng xương; 2). Mô tả đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân gãy lún đốt sống thắt lưng do loãng xương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân gãy lún đốt sống thắt lưng do loãng xương đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 4/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: 100% bệnh nhân có triệu chứng đau (94,7% đau thắt lưng và 15,8% đau theo rễ thần kinh) và 10,5% bệnh nhân có tư thế giảm đau; 100% bệnh nhân có rối loạn dáng đi, 100% có điểm đau cạnh sống, 31,6% có dấu hiệu chuông bấm dương tính và 55,3% có dấu hiệu Lasegue dương tính. Hình ảnh Xquang ghi nhận tăng thấu quang chiếm 97,4%, biến dạng thân đốt sống là 5,3% và 21,1% giảm độ dày vỏ xương. Hình ảnh Xquang tổn thương đốt sống L3 chiếm tỷ lệ cao nhất 36,8%, tiếp đến là vị trí L4 chiếm 34,2%. Đa số bệnh nhân tổn thương 1 đốt sống chiếm 57,8%. Kết luận: Chỉ số T-score trung bình của bệnh nhân là -4,36±1,39; 31,6% có dấu hiệu chuông bấm dương tính và 55,3% có dấu hiệu Lasegue dương tính. Hình ảnh Xquang tăng thấu quang chiếm 97,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Kim Hà (2019), Đánh giá kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
2. Nguyễn Trung Hòa và cộng sự (2016), Thực trạng gãy xương đốt sống ở người bệnh loãng xương tại 4 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, Tạp chí Y học cộng đồng, (34), tr. 10-14.
3. Trần Hoàng Mạnh (2020), Đánh giá kết quả điều trị gãy lún cột sống vùng ngực - thắt lưng ở bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng không bóng qua da, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Huế - Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Nguyễn Đức Minh (2017), Mối quan hệ giữa bệnh loãng xương và gãy xẹp cột sống, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
5. Đào Văn Nhân (2012), Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (Phụ bản của Số 4), tr. 330-334.
6. Nguyễn Văn Sơn, Vi Trường Sơn (2013), Kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tại khoa ngoại thần kinh - Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Y học thực hành, (1), tr. 134-136.
7. Nguyễn Vũ, Kiều Đình Hùng (2014), Kết quả điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng không bóng qua da tạo hình thân đốt sống tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (Phụ bản của Số 6), tr. 81-85.
8. Adela Arpitha, Rangarajan L (2020), Computational techniques to segment and classify lumbar compression fractures, Radiol Med, 125 (6), pp. 551-560.
9. Cosman F., De Beur S.J., LeBoff M.S., et al (2014), Clinician's Guide to Prevention and Treatment of Osteoporosis, Osteoporos Int, 25 (10), pp. 2359-2381.
10. Jang HD, Kim EH, Lee JC, Choi SW, Kim K, Shin BJ (2020), "Current Concepts in the Management of Osteoporotic Vertebral Fractures: A Narrative Review", Asian Spine J, 14 (6), pp. 898-909.
11. Knopp-Sihota JA, Newburn-Cook CV, Homik J, Cummings GG, Voaklander D (2012), Calcitonin for treating acute and chronic pain of recent and remote osteoporotic vertebral compression fractures: a systematic review and meta-analysis, Osteoporos Int, 23 (1).
12. Rajasekaran S, Kanna RM, Schnake KJ, Vaccaro AR, Schroeder GD, Sadiqi S, et al (2017), Osteoporotic Thoracolumbar Fractures-How Are They Different? Classification and Treatment Algorithm, J Orthop Trauma, pp. 49-56.