HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI MORPHINE KẾT HỢP BUPIVACAINE SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI, TRỰC TRÀNG

Vũ Văn Kim Long1,, Phạm Văn Năng1, Nguyễn Ngọc Thạch2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Học viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gây tê tủy sống có kết hợp morphine tủy sống đã được nghiên cứu nhiều trong thực hành lâm sàng phẫu thuật vùng bụng. Trong phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng cũng cần có những phương pháp giảm đau đa dạng, vì vậy, sử dụng morphine tủy sống để giảm đau sau mổ trong phẫu thuật này là một nhu cầu cần thiết trong thực hành lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giảm đau trong 24 giờ đầu sau mổ đạt hiệu quả tốt và có ít tác dụng phụ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ và các tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống với morphine kết hợp bupivacaine sau phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 87 bệnh nhân được gây tê tủy sống với 0,3mg morphine tủy sống phối hợp gây mê nội khí quản. Ghi nhận mức độ giảm đau theo thang điểm Visual Analog Scale (VAS) và các tác dụng phụ sau mổ bao gồm buồn nôn và nôn, suy hô hấp, ngứa,… nếu có. Kết quả: Hiệu quả giảm đau khi nghỉ đạt 97,7%, khi vận động nhẹ đạt 93,1% với VAS ≤ 3. Các tác dụng phụ bao gồm: nôn và buồn nôn 5,7%, suy hô hấp 2,3%, và ngứa 1,1%. Kết luận: Morphine tủy sống liều 0,3mg có hiệu quả giảm đau tốt và an toàn cho phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Robert W. Hurley, et al. (2020), Acute postoperative pain, Miller 9th edit, p. 26142637.
2. Jeffferson Zhi Jie Tang (2019), A literature review of intrathecal morphine analgesia in patients undergoing major open hepato-pancreatic-bilary (HPB) surgery, Anesthesia Pain Medicine, 9(6).
3. Wojciech Weigl, et al. (2017), Perioperative analgesia after intrathecal fentanyl and morphine or morphine alone for cesarean section, Medicine (Baltimore), 96(48).
4. Roger Chou, et al. (2016), Guidelines on the management of postoperative pain, American Pain Society, The Journal of Pain, volume 17, No 2, p. 131-157.
5. Mark V. Koning, et al. (2018), Intrathecal morphine for laparoscopic semgmental colonic resection as part of Enhanced Recovery Protocol, Reg Anesth Pain Med, 43(2). 166-173.
6. Amit Merchea, et al. (2018), Efficacy and outcome of intrathecal analgesia as part of an Enhanced Recovery Pathway in conlon and rectal surgical patients, Surgery Research and Practice.
7. Zoran Slavkovic, et al. (2013), Comparision of analgesic effect of intrathecal morphine alone or in combination with bupivacaine and fentanyl in the patients undergoing tatal gastrectomy: a prospective randomized, double blind clinical trial, Vojnosanit Pregl, 70(6) 541-557.
8. Joo-Hyun Jun, et al. (2017), Comparision of intrathecal morphine and surgical-site infusion of ropivacaine as adjuncts to intravenous patient-controlled analgesia in living-donor kidney transplant recipients, Singapore Med Journal, 58(11): 666-673.
9. Wongyingsinn M., et al. (2012), Spinal analgesia for laparoscopic resection using an enhanced recovery after surgery programme: better analgeisa, but no benefits on posoperative recover: a randomized control trial, British Journal of Anesthesia, 108(5): 850-6.
10. Khaled Mohamed Fares, et al. (2014), High dose intrathecal morphine for major abdominal cancer surgery: A prospective double-blind, dose-finding clinical studay, Pain Physician, Anesthesia and Intensive Care department, South Erypt Cancer Institute, Assiut University.
11. Kalindi A DeSousa, Rajkumar Chandran (2014), Intrathecal morphine for postoperative analgesia: Current trends, World J of Anesthesiol, 3(3): 191-202.