KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT DỊCH CHIẾT TỪ VỎ BƯỞI VÀ QUY TRÌNH BÀO CHẾ CAO KHÔ VỎ BƯỞI THEO HƯỚNG CHỐNG OXY HÓA

Lưu Thái Quản1,, Ngô Anh Đức1, Phan Minh Tú1, Đỗ Thị Hồng Xuyến1, Nguyễn Ngọc Quỳnh1, Võ Thị Mỹ Hương 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Để bắt kịp xu hướng thị trường và mong muốn tái sử dụng nguồn nguyên liệu phế phẩm một cách hiệu quả, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành cứu xây dựng quy trình chiết xuất dịch chiết từ vỏ Bưởi và bào chế cao khô vỏ Bưởi theo hướng chống oxy hóa. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát quy trình chiết xuất dịch chiết từ vỏ Bưởi và quy trình bào chế cao khô vỏ Bưởi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Vỏ quả giữa của bưởi. Khảo sát các điều kiện chiết xuất: dung môi, nhiệt độ, thời gian chiết, tỉ lệ dung môi dược liệu và số lần chiết. Đánh giá kết quả khảo sát thông qua bảng điểm và độ ẩm. Bào chế cao khô vỏ Bưởi. Kết quả: kết quả dung môi ethanol 70% đạt số điểm cao nhất (10 điểm) trong 3 dung môi. Về nhiệt độ chiết, kết quả tổng điểm đánh giá cao nhất là nhiệt độ 70 oC (9 điểm). Thời gian chiết có số điểm khảo sát cao nhất là 120 phút (9 điểm) và các thời gian khác đều đạt 8 điểm. Tỉ lệ dung môi:dược liệu 14:1 đạt 12 điểm trên tổng điểm. Khi khảo sát số lần chiết từ 1 đến 4 lần, chiết 3 lần đạt điểm số cao nhất. Kết quả bào chế cao khô vỏ Bưởi, lactose với tỉ lệ 1:4 thu được độ ẩm ổn định nhất (1,5%). Kết quả kiểm nghiệm cao khô: độ mất khối lượng do làm khô là 1,23%, âm tính với các vi khuẩn, dương tính với các phản ứng định tính và thẩm định được quy trình định lượng polyphenol toàn phần. Kết luận: Quy trình chiết xuất dịch chiết từ vỏ Bưởi với  điều kiện: dung môi chiết là ethanol 70%, nhiệt độ 70 oC, thời gian chiết 120 phút, tỉ lệ dung môi:dược liệu là 14:1, số lần chiết 3 lần. Bào chế cao khô bằng tá dược lactose với tỉ lệ 1:4.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, NXB Khoa học Kỹ thuật, tr.274.
2. Bộ Y tế (2013), Sổ tay hướng dẫn đăng kí thuốc - Phụ lục 8: Thẩm định phương pháp phân tích.
3. Lý Thị Thùy Duyên và cộng sự (2021), Nghiên cứu điều kiện chiết xuất naringin từ vỏ Bưởi năm roi (Citrus grandis (L.) OSBECK), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (57), tr.183-188.
4. Nguyễn Văn Lợi (2013), Nghiên cứu tách chiết và xác định hoạt động học của các thành phần tạo hương trong tinh dầu vỏ Bưởi và vỏ Cam của Việt Nam, Việt Nam J. Khoa học. Technol., 51(2), tr.153. 5. Huỳnh Thanh Minh (2018), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Bưởi tại tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, (4), tr.16-17.
6. Nguyễn Thị Mai Ngọc (2019), Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ Bưởi sấy dẻo, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
7. Lê Văn Gia Nhỏ (2020), Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ngành hàng Bưởi Năm Roi vùng Tây Nam Bộ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ISSN 1859-4581(382), tr.135-139.
8. Lưu Thái Quản, Ngô Anh Đức, Phan Minh Tú, Đỗ Thị Hồng Xuyến (2022), Khảo sát quy trình chiết xuất dịch chiết từ vỏ quả giữa Bưởi và quy trình bào chế cao khô vỏ quả giữa Bưởi (Citrus grandish (L.) Osbeck), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của sinh viên, Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
9. Đỗ Dương Phương Thảo (2006), Nghiên cứu chế biến vỏ Bưởi tẩm đường, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học An Giang.
10. Nguyễn Hoài Thương (2014), Xây dựng quy trình chiết xuất Naringin từ vỏ quả Bưởi Citrus grandis osbeck, họ Cam (Rutaceae) thu mua ở Cần Thơ, Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
11. Nguyễn Thị Tuyết, Trần Thị Duyên (2019), Nghiên cứu tách chiết chất màu anthocyanin từ hoa Đậu biếc (Clitoria ternatean), Tạp chí Công nghiệp Nông thôn, (36), tr.81-92.
12. Đỗ Thị Thúy Vy (2020), “Ảnh hưởng của nồng độ ethanol và tỉ lệ dung môi sử dụng đến hiệu quả trích ly các hợp chất có khả năng kháng oxy hóa từ bột vỏ Bưởi năm roi”, Tạp chí Công Thương, (24), tr.51-56.
13. Huỳnh XP, Lưu MC, Trần TXN, Nguyễn NT, Bùi H Đăng L, Bạch LG, Nguyễn VM, Trần TT (2021), Chemical composition and antimicrobial activity of essential oil extracted from pomelo (Citrus maxima (Burm.) Merr.), Hueuni-jns, 130(1C), pp.75-83.