TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG

Thạch Ngọc Anh1, Lâm Nhựt Anh1, Nguyễn Ngọc Phương Thảo1, Lâm Quang Đức1, Lê Thị Nhân Duyên1, Dương Xuân Chữ1, Nguyễn Thắng1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuân thủ điều là yếu tố quan trọng trong điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS nhằm tránh nguy cơ kháng thuốc và quyết định sự thành công của điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân nhiễm HIV; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc không tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 350 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn bệnh nhân. Tuân thủ điều trị được đánh giá bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. Bệnh nhân được xem là tuân thủ điều trị khi uống đúng thuốc trong chỉ định, tái khám và xét nghiệm đúng hẹn. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV là 75,7%. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân uống đúng thuốc là 98,3%, uống đúng liều là 86,3%, uống đúng giờ là 87,4%, uống đúng cách là 94,6%, tái khám đúng hẹn là 99,4%. Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, sử dung chất gây nghiện. Kết luận: Bệnh nhân nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV chung là 75,7%. Do đó cần tăng cường hơn nữa công tác tư vấn, cung cấp kiến thức về tuân thủ điều trị và các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng bệnh nhân HIV để tối ưu hoá việc tuân thủ điều trị. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, Hà Nội.
2. Nguyễn Hồng Dân (2012), “Khảo sát sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú – Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long năm 2012”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Đào Đức Giang, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Đức Dương (2016), “Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus tại một số phòng khám ngoại trú ở Hà Nội và một số yếu tố có liên quan”, Tạp chí Y Học Dự Phòng, số 9, tập 27, tr.11
4. Phan Thị Thu Hương (2016), “Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân AIDS đang được điều trị tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương, năm 2016”, Tạp chí Y học dự phòng, 27 (3), tr.194
5. Đoàn Thị Kim Phượng, Dương Phúc Lam (2018), “Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị ARV, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp bằng truyền thông sau một năm ở người nhiễm HIV tại thành phố Cần Thơ năm 2017-2018”, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ, số 16 (23), tr. 88-95.
6. Dương Minh Tân, Dương Phúc Lam (2019), “ Nghiên cứu sự tuân thủ, một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút ở bệnh nhân nhiễm HIV và kết qủa can thiệp tại Trung tâm y tế huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019”, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ, số 21(13)
7. Lê Minh Toàn (2015), “Nghiên cứu tình hình quản lý chăm sóc và điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS người lớn và đánh giá kết quả can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2015”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ.
8. Nguyễn Thị Xuyên (2017), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
9. Alisha Monnette, Yichen ZhangHui Shao, Lizheng Shi (2017), “Concordance of Adherence Measurement Using Self-Reported Adherence Questionnaires and Medication Monitoring Devices: An Updated Review”, Pharmacoeconomics 2018 Jan, 36(1), pp.17-27.
10. Hoa M Do, Michael P Dunne, Masaya Kato, Cuong Van Pham and Kinh V Nguyen (2013), “Factor associated with suboptimal adherence to antiretroviral therapy in VN: a crosssection study using audio computer – assissted self – interview ( ACASI)”, BMC Infectious Diseases, 13(154), pp 1471-2334.
11. Margaret A. Chesney (2000), “Factors Affecting Adherence to Antiretroviral Therapy”, Clinical Infectious Diseases, 30 (Suppl 2), pp.171-6
12. Simona A lacob, Diana G lacob and Gheorghita Jugulete (2017), “Improving the Adherence to Antiretroviral Therapy, a Difficult but Essential Task for a Successful HIV Treatment—
Clinical Points of View and Practical Considerations”, Frontiers in Pharmacology, 8(831).
13. UNAIDS (2017), "90-90-90: an ambitious treatment target to help end the AIDS epidemic", Joint United Nations Programme on HIV/AIDS.
14. Vale, F. C, Santa-Helena, E. T. D., Santos, M. A, Carvalho, W. M. D. E. S, Menezes, P. R, Basso, C. P, Nemes, M. I. B. (2018), “Development and validation of the WebAd-Q
Questionnaire to monitor adherence to HIV therapy”, Revista de saude, 52(62).
15. WHO (2016), The use of antiretroviral drugs for treating and preventing HIV infection, Switzerland.