NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU HỌC, SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN Y KHOA TỪ NĂM THỨ 3 ĐẾN NĂM THỨ 6 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc đánh giá nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành (TACN) là rất hữu ích và cấp thiết, đặc biệt đối với nhóm sinh viên đã hoàn thành chương trình TACN. Đây là đối tượng đã có trải nghiệm học tập TACN trên giảng đường cũng như có những nhu cầu, mong muốn cho việc học TACN sau khi đã hoàn thành chương trình TACN. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá thực trạng và nhu cầu học TACN của sinh viên Y chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 sau khi đã hoàn thành học phần TACN của trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2. Tìm hiểu một số đề xuất nâng cao chất lượng học tập và sử dụng TACN của sinh viên chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, gồm 348 sinh viên y khoa, sinh viên trả lời bằng cách điền trực tiếp vào bảng câu hỏi. Kết quả: Nghe-nói là kĩ năng khiến sinh viên chưa tự tin nhất với tỉ lệ 56,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tiếp tục học TACN giữa các nhóm ý kiến về mức độ quan trọng của TACN. Phương pháp Thảo luận case lâm sàng nhận được nhiều đánh giá tích cực, có 52,16% sinh viên đánh giá hiệu quả phương pháp này từ “khá hiệu quả” đến “rất hiệu quả”. Bệnh học và điều trị là nội dung TACN sinh viên muốn được học nhất. Nghe-nói là kĩ năng sinh viên muốn học nhất sau khi hoàn thành tín chỉ TACN. Các đề xuất mong muốn chương trình TACN hiện tại cải thiện mảng kĩ năng nghe – nói, tăng tính ứng dụng trong phương pháp giảng dạy. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ trong việc đưa TACN vào các môn học chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa. Kết luận: Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình TACN của trường có nhu cầu học TACN và nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến chuyên môn Y và cải thiện kĩ năng nghe - nói. Các đề xuất mong muốn quá trình học TACN có thêm sự tương tác và hỗ trợ từ các đối tượng khác để nâng cao chất lượng học tập và sử dụng TACN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh chuyên ngành Y khoa
Tài liệu tham khảo
2. Chia et al, 1999. “English for college students in Taiwan: A study of perceptions of English needs in a medical context”. English for Specific Purposes, volumn 18, issue 2, pp107-119.
3. Fang. F., 1987. “An evaluation of the english language curriculum for medical students”. Papers from fourth conference on english learning and teaching in Republic of China, pp290.
4. Langgeng Budianto, 2014. “Promoting students’ autonomous learning through ict based learning in icp: a case study”. Lingua vol. 9, no. 2, Maulana Malik Ibrahim State Islamic University, Malang, pp132.
5. Muhammad Arfan Lodhi, 2018. “English for Doctors: An ESP Approach to Needs Analysis and Course Design for Medical Students”. International Journal of English Linguistics, Vol. 8, No. 5; pp209.
6. Mustafa Naci KAYAOĞLU and Raşide DAĞ AKBAŞ, 2016. “An Investigation into Medical Students' English Language Needs”. Department of English Language and Literature, Karadeniz Technical University, Trabzon, Turkey, pp67.
7. Rodis, O. M. M., Kariya, N., Nishimura, M., Matsumura, S., & Tamamura, R, 2012. “Needs analysis: Dental English for Japanese dental students”, The Asian EFL Journal Professional Teaching Articles, 55, pp1-20.