ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU GIÁ TRỊ MẬT ĐỘ PSA, TỶ LỆ PSA TỰ DO, TỶ LỆ p2PSA VÀ PHI TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Ở BỆNH NHÂN CÓ U TUYẾN TIỀN LIỆT

Lâm Nhân Hậu1,, Trần Ngọc Dung2, Lê Chí Dũng2
1 Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt là ung thư thường gặp nhất của nam giới. Theo Globocan 2018, ung thư này có tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong của lần lượt đứng thứ 2 và thứ 5 trong 10 loại ung thư thường gặp ở nam giới trên thế giới; Tại Việt Nam, ung thư tuyến tiền liệt xếp thứ 5 trong 10 loại ung thư thường gặp của nam giới.Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định giá trị của mật độ PSA, phần trăm PSA tự do, phần trăm p2PSA và PHI trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có u tuyến tiền liệt. (2) Khảo sát mối tương quan giữa mật độ PSA, phần trăm PSA tự do, phần trăm p2PSA và PHI với kết quả mô bệnh học trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có u tuyến tiền liệt.Đối tượng và phương pháp: Trên 35 bệnh nhân nam giới đến khám vì u tuyến tiền liệt được chẩn đoán nghi ngờ ung thư TTL.Kết quả: Mật độ PSA là 0,861 (KTC95%:0,676-1,000); %fPSA là 0,701 (KTC95%:0,446-0,957) và %p2PSA có diện tích dưới đường cong ROC nhỏ nhất là 0,609 (KTC95%:0,322-0,896). Chỉ số PHI có diện tích dưới đường cong ROC lớn nhất là 0,958 (KTC95%:0,898-1,000); Cả 4 chỉ số mật độ PSA, %fPSA, %p2PSA và PHI hầu như không có mối tương quan với điểm Gleason (hệ số r lần lượt là 0,469, 0,076, -0,406, -0,025 và đều có p>0,05).Kết luận: Mật độ PSA và PHI là 2 chỉ số tốt dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, điểm cắt của mật độ PSA và PHI là khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Bình Dân (2017), “Ung thư tuyến tiền liệt”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị năm 2017, Tập 2 Ngoại Niệu, tr.165-183.
2. Nguyễn Thị Duyên (2018), “Đánh giá giá trị nồng độ p2PSA huyết thanh và chỉ số PHI trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Mão (2016), “Nghiên cứu một số đặc điểm về tuổi, siêu âm và mối liên quan giữa mật độ PSA với mô bệnh học ở bệnh nhân u tiền liệt tuyến”, Tạp chí Y Dược Học Trường Đại học Y Dược Huế, 32, tr.35-42.
4. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của xét nghiệm PSA (Prostate specific antigen) huyết thanh trong tầm soát và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt”, Luận văn Tiến sĩ Sinh Học, Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), “Ứng dụng đường cong ROC”, Thiết Kế Nghiên Cứu & Thống Kê Y Học, Nhà xuất Bản Y Học.
6. Abdelgadir AE, Haala MG, Ghada A., Bader El-din HE (2014), “Use of free to total prostatespecific antigen ratio to improve differentiation of prostate cancer from benign prostate hyperplasia”, Egyptian Academic Journal of Biological Sciences, 6(1),151-156.
7. Beckman Coulter (2018), “Access Hybritech p2PSA”, Instruction For Use.
8. Beckman Coulter (2018), “Access Hybritech PSA”, Instruction For Use.
9. Beckman Coulter (2018), “Access Hybritech Free PSA”, Instruction For Use.
10. Bray F, Ferlay J, et al (2018), “Global cancer statistics 2018: Globocan Estimates of Incedence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries”, CA Cancer J Clin, 68, pp.394-424.
11. Chiu PK-F, et al (2016), “Prostate Health Index and %p2PSA Predict Aggressive ProstateCancer Pathology in Chinese Patients Undergoing RadicalProstatectomy”, Ann Surg Oncol.
12. Epstein JI, Netto GJ (2015), “Clinical Correlates with Biospy: Serum Prostate-Specific Antigen, Digital Rectal Examination, and imaging Techniques”, Biopsy Interpretation Series: Biopsy Interpretation of the Prostate, 5th Edition, pp.1-7.
13. Lerner S.E., Jacobsen S.J, et al (1996), “Free, complexed and total serum PSA concentration and their proportions in predicting stage, grade, and DNA ploidy inpatients with prostate cancer”, The Journal of Urology, 55, 416.
14. Sokoll LJ, Wang Y, et al (2008), “[-2] proenzyme prostate-specific antigen for prostate cancer detection: A National Cancer Institute Early Dectection Research Network validation study”, The Journal of Urology, 180, pp. 539-543.