NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VIÊM ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ với ba tác nhân thường gặp là nấm Candida albicans, Trichomonas vaginalis và nhiễm khuẩn âm đạo. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm âm đạo và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang ở 346 phụ nữ có chồng đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám lâm sàng, lấy mẫu dịch tiết âm đạo để đo pH, Whiff test và soi tươi. Sau đó, chúng tôi xác định tỷ lệ viêm âm đạo, đồng thời ghi nhận các yếu tố liên quan đến tình trạng viêm âm đạo như: dịch tễ, tiền căn sản phụ khoa, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thói quen vệ sinh, thói quen tình dục. Kết quả: tỷ lệ viêm âm đạo chung 35,5%, trong đó nhiễm khuẩn âm đạo chiếm 20,8%, viêm âm đạo do nấm Candida albicans chiếm 13,0% và viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis chiếm 1,7%. Có mối liên quan giữa viêm âm đạo với nơi ở, trình độ văn hóa, rửa âm hộ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, khoảng cách thay băng vệ sinh, quan hệ tình dục khi viêm và lau rửa sau quan hệ tình dục. Kết luận: Tỷ lệ viêm âm đạo ở phụ nữ rất cao 35,5% chủ yếu ở nhóm nhiễm khuẩn âm đạo; nơi ở và thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ viêm âm đạo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm nấm Candida, Trichomonas vaginalis
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăklăk năm 2013, Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Amaia Aguirre, Quiñonero, Sáez de Castillo-Sedano, F. Calvo-Muro, A. Canut-lasco (2019), “Accuracy of the BD MAX™ vaginal panel in the diagnosis of infectious vaginitis” European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases, Volume 38, Issue 5, pp. 877–882.
4. Alexandra Thompson, Karen Timm, Noelle Borders, Liz Montoya, Arissa Culbreath (2019), “Diagnostic performance of two molecular assays for the detection of vaginitis in symptomatic women”, European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases, pp. 1-16.
5. Amsel R., et al (1983), Nonspecific vaginitis: Diagnotic criteria and microbial and epidemiologic associations, The American journal of medicine, 74(1), pp.14-22.
6. Bradshaw C.S., et al (2013), Prevalent and incident bacterial vaginosis are associated with sexual and contraceptive behavours in young Australian women, Plos One, 8(3), pp. 576-588.
7. Gloria Martín Saco, Juan M. García-Lechuz Moya (2019), Update on vaginal infectionsAerobic vaginitis and other vaginal abnormalities, Progresos obstetricia and Ginecología, Vol. 62, Nº. 1, pp. 72-78
8. Hensel K.J., et al (2011), Pregnancy - specific association of vitamin D deficiency and bacterial vaginosis, Am J Obstet Gynecol, 204(1), pp. 8-16.
9. Klebanoff M.A., et al (2010), Personal hygienic behaviors and bacterial vaginosis, Sex Transm Dis, 37(2), pp. 94-96.
10. Luong M.L., et al (2010), Vaginal douching, bacterial vaginosis and spountaneous preterm birth, J Obstet Gynaecol Can, 32(4), pp. 313-320.
11. MengLi, LingLi, RuiWang, Shou-MengYan, Xiao-YuMaaShanJiang, Tian-YuGao, YanYaoBoLi (2019), Prevalence and risk factors for bacterial vaginosis and cervicitis among 511 female workers attending gynecological examination in Changchun, China, Taiwanese Journal of Obstetrics and Gynecology, Volume 58, Issue 3, pp. 385-389.
12. Rita T. Brookheart, Warren G.Lewis, Jeffrey F.Peipert, Amanda L.Lewis, Jenifer E.Allsworth (2019), Association between obesity and bacterial vaginosis as assessed by Nugent score, American Journal of Obstetrics & Gynecology, Volume 220, Issue 5, May 2019, pp. 476.e1-476.e11.
13. Sutton M., et al (2007), The prevalence of Trichomonas vaginalis infection among reproductive-age women in the United States, 2001-2004, Clin Infect Dis, 45(10), pp. 1319-1326.