NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÀNG BỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phúc mạc là một trong những biến chứng quan trọng hàng đầu của bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm phúc mạc và kết quả điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn lọc màng bụng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 141 bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2019. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú là 0,035 đợt/bệnh nhân/năm. Tỷ lệ viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng theo tuổi: nhóm tuổi <40 có tỷ lệ thấp nhất chiếm 23,4%, nhóm tuổi >60 có tỷ lệ cao nhất chiếm 50%. Tỷ lệ viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng theo nơi cư trú: ở nông thôn là 71,42%, ở thành thị là 28,57%. Tỷ lệ viêm phúc mạc theo thời gian gặp nhiều nhất ở nhóm 24-<48 tháng, chiếm tỷ lệ 38,09%. Tỷ lệ cấy dương tính chiếm 19% (bao gồm gram dương chiếm 9,5%, vi khuẩn gram âm 7,1%, nấm men 2,4%). Các vi khuẩn nuôi cấy được là Enterobacter, Nấm men, Staphylococcus aureus, Streptococcus alpha. Kết quả điều trị viêm phúc mạc: Thời gian dịch trong trung bình ở các đợt viêm phúc mạc từ 3 đến 5 ngày. Đáp ứng điều trị của viêm phúc mạc đợt 1 là 83,3%, đợt 2 có đáp ứng điều trị là 75%, đợt 3, đợt 4, đợt 5 có đáp ứng điều trị là 100,0%. Kết luận: Viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú là 0,035 đợt/bệnh nhân/năm. Kết quả điều trị của viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú đạt kết quả rất cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lọc màng bụng liên tục ngoại trú, viêm phúc mạc, suy thận mạn giai đoạn cuối
Tài liệu tham khảo
2. Lê Viết Cường, Phạm Đình Chi (2015), Khảo sát biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh hòa, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 19(4), tr.441-444.
3. Lư Thị Mỹ Dung (2014), Nghiên cứu chất lượng sống bằng bảng SF-36 và các rối loạn liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
4. Vương Tuyết Mai, Phạm Thanh Tuyền, Đỗ Gia Tuyển (2015), Đánh giá kiến thức phòng tránh nhiễm trùng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú, Tạp chí nghiên cứu y học, 95 (5), tr.74-82.
5. Trần Thị Bích Hương (2014), Chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn từ KDOQI 2002 đến KDIGO GUIDELINES 2012, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 18(4), tr.11-21.
6. Nguyễn Hùng, Nguyễn Thị Phòng, Đặng Anh Đào và cs (2011), Khảo sát các biến chứng của phương pháp lọc màng bụngliên tục ngoại trú ở bệnh thận giai đoạn cuối, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh,15(3), tr.45-50.
7.Trần Lê Quân (2013), Khảo sát vi trùng học và đáp ứng kháng sinh điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụngliên tục ngoại trú tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 17(3), tr. 97-103.
8. Hoàng Viết Thắng (2013), Nghiên cứu độ thanh thải ure tuần, độ thanh thải creatinin tuần ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân phúc mạc, Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Y Dược Huế, Số 14, tr. 74-80.
9.Ana Elizabeth Figueiredo, Thyago Proença de Moraes, Judith Bernardini et al (2015), Impact of patient training patterns on peritonitis rates in a large national cohort study, Nephrol Dial Transplant, 30, pp. 137–142.
10.Anand Vardhan, Alastair J. Hutchison (2014), Peritoneal Dialysis, National Kidney Foundation’s primer on kidney diseases, 59, pp. 520-533.
11.Cheuk-Chun Szeto (2015), Peritoneal Dialysis-Related Infection in the Older Population, Peritoneal Dialysis International, Vol. 35, pp. 659–662.
12.Chieko Higuchi, Minoru Ito, Ikuto Masakane et al (2016), Peritonitis in peritoneal dialysis patients in Japan: a 2013 retrospective questionnaire survey of Japanese Society for Peritoneal Dialysis member institutions, Renal Replacement Therapy, 2(2).
13.Philip Kam-Tao Li, Cheuk Chun Szeto, Beth Piraino et al (2016), ISPD peritonitis recommendations: 2016 update on prevention and treatment, Peritoneal Dialysis International, Vol. 36, pp. 481–508.