NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2017

Lê Minh Hữu1,, Nguyễn Hồng Phong2
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Kiểm Soát bệnh tật Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam nhưng đa phần tập trung vào đặc điểm sức khỏe, mô hình bệnh tật, quản lý và chăm sóc sức khỏe NCT, nhưng chất lượng cuộc sống (CLCS) NCT vẫn chưa được quan tâm nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 360 NCT tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình. Kết quả: NCT có CLCS tốt là 15,8%, CLCS trung bình là 79,7% và CLCS thấp là 4,4%. Có mối liên quan giữa CLCS của NCT với giới tính (p< 0,05), trình độ học vấn (p< 0,05), tình trạng hôn nhân (p<0,05), tình trạng bị bệnh (p< 0,05), tình trạng mắc bệnh mãn tính (p< 0,001). Kết luận: CLCS của NCT trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ đạt mức trung bình, cần tăng cường công tác CSSK cho NCT đặc biệt NCT có hoàn cảnh khó khăn, tuổi cao mà chưa được trợ cấp, vận động NCT nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Văn Ê (2015), Nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống và đánh giá kết quả can thiệp cải thiện sức khỏe-thể chất ở người cao tuổi tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
2. Nhâm Ngọc Hà (2015), Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại 3 xã của huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng, Hà Nội.
3. Đỗ Thu Hương, “Chuyển đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam”, Tạp chí Con số và Sự kiện, số 3/2013 (473).
4. Nguyễn Thanh Hương (2009), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Áp dụng có sửa đổi công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm trên một số nhóm đối tượng người cao tuổi Việt Nam, Hà Nội.
5. Lê Bích Ngọc và cộng sự (2015), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại 4 xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015, Trường Đại Học YTCC, Hà Nội.
6. Vương Thị Trang (2013), Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2013, Luận văn thạc sĩ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
7. Lê Thanh Tuyền (2015), Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi được quản lý tại ban Bảo vệ sức khỏe Đồng Tháp năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng, Hà Nội.
8. Ủy Ban Quốc Gia Về Người Cao Tuổi Việt Nam (2016), “Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017”, số 17/BCUBQGNCT, Hà nội, ngày 30/12/2016.
9. Kiều Thị Xoan (2012), Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng.