KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỆNH LÝ TUYẾN VÚ TRÊN MẪU BỆNH PHẨM CỦA BỆNH NHÂN CÓ PHẪU THUẬT TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2016-2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý tuyến vú là bệnh lý có tỉ lệ mắc cao ở nữ giới tại Việt Nam và trên thế giới, được chia làm hai nhóm: u và không phải u. Trong đó, đối với nhóm bệnh u, ước tính theo GLOBOCAN 2018 ung thư vú đứng hàng thứ hai ở cả hai giới. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến vú trên mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân có phẫu thuật tuyến vú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; 2. Mô tả đặc điểm các bệnh lý tuyến vú trên mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân có phẫu thuật tuyến vú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân phẫu thuật tuyến vú được tiếp nhận và xử lý tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2020. Kết quả: Tổng cộng có 214 bệnh nhân được tiếp nhận trong thời gian nghiên cứu, gồm 95,33% là nữ với độ tuổi dao động từ 14 đến 73 tuổi và nhóm có tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất là 20-29 tuổi (24,3%). Trong đó, u lành tính chiếm nhiều nhất 49,53% với 62,26% là u sợi tuyến vú. Các trường hợp ác tính chiếm 34,11%, chủ yếu là ung thư vú xâm lấn không đặc hiệu N.O.S Grade 2 71,23%. Bệnh tuyến vú không phải u chiếm 16,36%. Tiếp nhận 4,67% bệnh nhân nam với 100% trường hợp nữ hóa tuyến vú. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy đặc điểm các bệnh lý tuyến vú đa dạng, tỉ lệ mắc chủ yếu là u lành tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh lý tuyến vú, tổn thương vú, các loại mô bệnh học của bệnh lý tuyến vú
Tài liệu tham khảo
2. Chinyama CN (2014), Overview of benign breast lesions, In: Benign breast diseases, 2nd ed, Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, pp.9-16.
3. Chalya PL, Manyama M, Rambau PF, et al. (2016), “Clinicopathological pattern of benign breast diseases among female patients at a tertiary health institution in Tanzania”, Tanzan J Health Res, 18(1), pp.1-9.
4. Dyrstad SW, Yan Y, Fowler AM, Colditz GA (2015), “Breast cancer risk associated with benign breast disease: systematic review and meta-analysis”, Breast Cancer Res Treat, 149(3), pp. 569-75.
5. Dauda AM, Misauno MA, Ojo EO (2011), “Histopathological types of breast cancer in Gombe, North Eastern Nigeria: a seven-year review”, Afr J Reprod Health, 15(1), pp.109-11.
6. De Silva NK (2018), “Breast development and disorders in the adolescent female”, Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol, 48, pp.40-50.
7. Javed A, Lteif A (2013), “Development of the human breast”, Semin Plast Surg,27(1), pp.5-12.
8. Neville MC, Neifert MR, eds (1983), Lactation; physiology, nutrition, and breastfeeding. Boston, MA: Springer US.
9. Onstad M, Stuckey A (2013), “Benign breast disorders”, Obstet Gynecol Clin North Am, 40(3), pp.459-473.
10. Russo J, Lynch H, Russo IH (2001), “Mammary gland architecture as a determining factor in the susceptibility of the human breast to cancer”, Breast J, 7(5), pp.278-291.
11. Titiloye N. A., Bedu-Addo K., Atta Manu E., et al. (2021), “Breast lesions and cancer: histopathology and molecular classification in a referral hospital in Ghana”, Alexandria Journal of Medicine, 57(1), pp.130-136.