CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ CHO TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Trần Thanh Vy1, Nguyễn Thắng2,, Nguyễn Hương Thảo1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các vấn đề liên quan đến thuốc (drug-related problems, DRPs) có thể ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả điều trị, đặc biệt khi điều trị cho trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mỗi loại DRPs và các yếu tố liên quan đến DRPs trong đơn thuốc ngoại trú của trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các đơn thuốc ngoại trú (từ 01/01/2020 đến 15/01/2020) tại một khoa khám bệnh nhi tại thành phố Cần Thơ. Các đơn thuốc được thu thập từ phần mềm kê đơn. Dược sĩ xác định DRPs bằng cách so sánh sự phù hợp của đơn thuốc với các tài liệu tham chiếu: tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc, Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 2015, Dược Thư Anh (các chuyên luận thuốc cho trẻ em) 2018-2019 và các hướng dẫn điều trị. Tương tác thuốc tra cứu theo phần mềm Lexicomp và Micromedex®. Kết quả: 4.681 đơn thuốc được đánh giá. Tổng số DRPs xác định là 7.298, trung bình 1,6 DRPs/đơn thuốc. Số đơn thuốc có ít nhất 1 DRP chiếm khoảng 80.0%. DRP phổ biến nhất là DRP liên quan đến liều dùng (34.6%), tiếp theo là thời điểm dùng thuốc (26.6%), chỉ định thuốc (22.3%), tần suất dùng thuốc (16.4%) và tương tác thuốc (0.1%). Đơn thuốc của nhóm bệnh nhân .từ 6 tuổi trở xuống thường xảy ra DRP nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân 6–15 tuổi (OR=1.453, 95% CI: 1.209–1.746, p<0.001). Số lượng thuốc trong đơn tăng làm tăng nguy cơ xảy ra DRP (OR=2.630, 95% CI: 2.413–2.866, p<0.001). Kết luận: Tỷ lệ đơn thuốc có DRP khá cao. Cần đánh giá ý nghĩa lâm sàng và có những biện pháp can thiệp phù hợp như tăng cường thông tin thuốc hay tư vấn cho bác sĩ về các DRP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Cục Quản lý dược (2015), Công văn số 9234/QLD-ĐK ngày 25 tháng 5 năm 2015 về việc cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa domperidon.
2. Nguyễn Ánh Nhựt và cộng sự (2019), Các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại một bệnh viện ở Cần Thơ 2019, Chuyên đề: Hội nghị Khoa học Kỹ thuật bệnh viện Nhân dân Gia Định, 6(23), pp.349.
3. AlAzmi A. et al. (2019), Epidemiology of Preventable Drug-Related Problems (DRPs) Among Hospitalized Children at KAMC-Jeddah: a Single-Institution Observation Study, Drug Healthc Patient Saf, 11, pp.95-103.
4. Alsulaiman K. et al. (2017), Evaluation of prescribing medication errors in a pediatric outpatient pharmacy, International Journal of Medical Science and Public Health, 6(11), pp.1588-1593.
5. Birarra M. K., Heye T. B, Shibeshi W. (2017), Assessment of drug-related problems in pediatric ward of Zewditu Memorial Referral Hospital, Addis Ababa, Ethiopia, Int J Clin Pharm, 39(5), pp.1039-1046.
6. Bizuneh G. K. et al. (2020), A Prospective Observational Study of Drug Therapy Problems in Pediatric Ward of a Referral Hospital, Northeastern Ethiopia, Int J Pediatr, 2020, pp.16.
7. Castronovo A. et al. (2018), Pharmacists' interventions on prescription problems in one French community pharmacy: A prospective pilot study, Ann Pharm Fr, 76(4), pp.299-305.
8. Conn R. L. et al. (2019), What causes prescribing errors in children? Scoping review, BMJ Open, 9(8), pp.1-16.
9. J.W.Foppe van Mil, Nejc Horvat, Classification for Drug related problems (2019), Pharmaceutical Care Network Europe Association, V9.00.
10. Paul S., Whibley J., John S. (2011), Challenges in paediatric prescribing, Nurse Prescribing, 9(5), pp.220-226.
11. Rashed A. N., Wilton L. et al. (2014), Epidemiology and potential risk factors of drugrelated problems in Hong Kong paediatric wards, Br J Clin Pharmacol, 77(5), pp.873-879.
12. Wang H. Y. et al. (2017), Cross-sectional investigation of drug-related problems among adults in a medical center outpatient clinic: application of virtual medicine records in the cloud, Pharmacoepidemiol Drug Saf, 26(1), pp.71-80.