TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ MẮC BỆNH MẠCH VÀNH TẠI CẦN THƠ

Trương Trần Anh Thư1,, Diệp Gia Hân1, Vương Thị Kim Huyền1, Lê Văn Thanh1, Võ Văn Quyền1, Nguyễn Ánh Nhựt2, Lê Thị Cẩm Tú1, Nguyễn Thắng1
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tương tác thuốc – thuốc có thể làm tăng các phản ứng có hại của thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất xuất hiện và đặc điểm của các tương tác giữa các thuốc trong đơn điều trị cho bệnh nhân bệnh mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú mắc bệnh mạch vành tại một bệnh viện ở Cần Thơ vào 08/2018. Các thuốc được ghi nhận lại từ đơn và tương tác giữa các thuốc trong đơn được tra trên trang web Drugs.com. Tương tác chỉ ghi nhận ở mức nghiêm trọng. Kết quả: Tổng số 683 đơn thuốc của bệnh nhân được chọn (tuổi trung bình 63,4; 64,3% nữ). Tương tác giữa các thuốc trong đơn chiếm tỷ lệ 19,3%. Tương tác giữa clopidogrel với nhóm ức chế bơm proton-PPIs (omeprazol, esomeprazol, rabeprazol) là tương tác thường gặp nhất trong nghiên cứu. Yếu tố sử dụng từ 5 thuốc trở lên trong đơn sẽ tăng nguy cơ xảy ra tương tác thuốc trong đơn (OR= 6,36; 95% CI: 2,54-15,96). Kết luận: Tương tác ở mức nghiêm trọng chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, bác sĩ cần chú ý những tương tác này trong kê đơn. Tỷ lệ xảy ra tương tác thuốc tăng lên khi tăng số lượng thuốc trong đơn. Các nghiên cứu kế tiếp cần đánh giá sự liên quan giữa đặc điểm bác sĩ với các vấn đề liên quan đến tương tác thuốc. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benjamin E. J, Muntner P, Alonso A, et al (2019), Heart Disease and Stroke Statistics-2019 Ata-Glance Heart Disease, Stroke and other Cardiovascular Diseases, Am Hear Assoc, 1–5.
2. World Health Organization (2018), Noncommunicable Diseases Country Profiles 2018, WHO, 369, 1336–43.
3. Palleria C, Di Paolo A, Giofrè C, et al. (2013), Pharmacokinetic drug-drug interaction and their implication in clinical management, J Res Med Sci, 18(7), 601–610.
4. Makiani M. J, Nasiripour S, Hosseini M, Mahbubi A (2017), Drug-drug Interactions: The Importance of Medication Reconciliation, J Res Pharm Pract, 6(1), 61–62.
5. Murtaza G, Khan M. Y, Azhar S, Khan S. A, Khan T. M (2016), Assessment of potential drug-drug interactions and its associated factors in the hospitalized cardiac patients, Saudi Pharm J, 24(2), 220–225.
6. Kulkarni V, Bora S. S, Sirisha S, Saji M, Sundaran S (2013), A study on drug-drug interactions through prescription analysis in a South Indian teaching hospital, Ther Adv Drug Saf, 4(4), 141-6.
7. Shetty V, Chowta M. N, Chowta K. N, Shenoy A, Kamath A,Kamath P (2018), Evaluation of Potential Drug-Drug Interactions with Medications Prescribed to Geriatric Patients in a Tertiary Care Hospital, J Aging Res, 2018, 5728957.
8. Serbin M. A, Guzauskas G. F,Veenstra D. L (2016), Clopidogrel-Proton Pump Inhibitor Drug-Drug Interaction and Risk of Adverse Clinical Outcomes Among PCI-Treated ACS Patients: A Meta-analysis, J Manag Care Spec Pharm, 22(8), 939-47.
9. Serbin M. A, Guzauskas G. F, Veenstra D. L (2016), Clopidogrel-Proton Pump Inhibitor Drug-Drug Interaction and Risk of Adverse Clinical Outcomes Among PCI-Treated ACS Patients: A Meta-analysis, J Manag Care Spec Pharm, 22(8), 939–947.
10. Bundhun P. K, Teeluck A. R, Bhurtu A, Huang W. Q (2017), Is the concomitant use of clopidogrel and Proton Pump Inhibitors still associated with increased adverse cardiovascular outcomes following coronary angioplasty?: a systematic review and metaanalysis of recently published studies (2012 - 2016), BMC Cardiovascular Disor, 17(1), 3.
11. Wu J, Jia L. T, Shao L. M, et al. (2013), Drug-drug interaction of rabeprazole and clopidogrel in healthy Chinese volunteers, Eur J Clin Pharmacol, 69(2):179 187.
12. Funck-Brentano C, Szymezak J, Steichen O, et al. (2013), Effects of rabeprazole on the antiplatelet effects and pharmacokinetics of clopidogrel in healthy volunteers, Arch Cardiovasc Dis, 106(12):661 671.
13. Guérin A, Mody R, Carter V, Ayas C, Patel, H, Lasch K, Wu E (2016), Changes in Practice Patterns of Clopidogrel in Combination with Proton Pump Inhibitors after an FDA Safety Communication, PloS one, 11(1), e0145504.
14. Farhat N, Haddad N, Crispo J, Birkett N, McNair D, Momoli F, Wen S. W, Mattison D. R, Krewski D (2019), Trends in concomitant clopidogrel and proton pump inhibitor treatment among ACS inpatients, 2000-2016, Eur J Clin Pharmacol, 75(2), 227-235.
15. Chatsisvili A, Sapounidis I, Pavlidou G, et al. (2010), Potential drug-drug interactions in prescriptions dispensed in community pharmacies in Greece, Pharm World Sci, 32, 187–193