ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NỮ 40 – 60 TUỔI CÓ THIẾU VITAMIN D TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018 - 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Loãng xương là vấn đề toàn cầu và là một trong những vấn đề sức khỏe lớn của thế kỷ 21. Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về loãng xương ở nữ giới, nhưng đa số tập trung ở độ tuổi trên 60 tuổi. Có rất ít nghiên cứu về loãng xương ở nữ giới từ 40-60 tuổi. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị loãng xương ở bệnh nhân nữ 40-60 tuổi có thiếu vitamin D tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2018 - 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân nữ từ 40-60 tuổi, có biểu hiện đau ở các xương cẳng chân, xương đùi, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau mỏi cơ bắp, chuột rút, vọp bẻ các cơ, có thiếu Vitamin D khi đến khám bệnh và điều trị tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, từ tháng 05/2018 - 06/2019. Nghiên cứu can thiệp có phân tích. Kết quả: Có sự thay đổi tỷ lệ MĐX sau điều trị so với trước điều trị hiệu quả T-score trung bình tăng thêm 1,1. Sự thay đổi T-score trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nồng độ vitamin D huyết thanh có sự cải thiện, sau 9 tháng điều trị đạt trung bình là 21,8 ± 5,2 ng/mL, tăng thêm 0,9 ± 0,7 ng/mL so với trước điều trị, có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Phụ nữ loãng xương thuộc nhóm thiếu vitamin D trước điều trị chiếm 88,2% sau điều trị giảm còn 33,3%, loãng xương nặng trước điều trị 11,8% sau điều trị không còn loãng xương có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: Tỷ lệ đáp ứng tốt với điều trị loãng xương có thiếu Vitamin D lần lượt là 43,1%, 52,9%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
loãng xương, thiếu vitamin D, 40 - 60 tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Văn Dũng (2017), Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và canxi tại cộng đồng, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
3. Đỗ Khánh Hỷ (2008), Tìm hiểu mật độ xương, tình trạng loãng xương và một số yếu tố ảnh hưởng của phụ nữ sau mãn kinh, Tạp chí nghiên cứu y học, 8(5), 75 - 80.
4. Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn Tuấn (2011), Sinh lý học loãng xương, Thời sự y học. 7(62), tr. 22 - 28.
5. Trần Nguyên Phú, Lê Chánh Thành, Vương Kim Đức (2012), Nghiên cứu dịch tễ học, một số đặc điểm lâm sàng loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Nghiên cứu các yếu tố lối sống và các yếu tố quyết định khối lượng xương, Luận án tiến sĩ tại khoa sức khỏe phụ nữ và trẻ em, Học viện Karolinska, tr.144.
7. Lê Thị Hòa (2015), Nghiên cứu mật độ khoáng xương và đánh giá kế quả điều trị giảm mật độ khoáng xương bằng Alendronat ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện Gò Công, Luận án Chuyên khoa II, 2015, ĐHYD Cần Thơ
8. Phạm Kim Xoàn (2017), Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị loãng xương bằng alendronate phối hợp canxi và vitamine D3 ở phụ nữ ≥ 40 tuổi điều trị tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm (2016-2017), Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
9. Elefteriou F., Ahn J. D. (2013), “The Fracture Interventuon Trial, Effect of Alendronate on vertebral fracture risk in women bone mineral density Tscore of -1,6 to 2,5 at the femoral neck”, Mayo Cline Proc 2005 Mar, 80(3) 393-9.
10. J.D Ringe, faber H dorst A (2011), “Alendronate treatment of established primary osteoporosis in women:result of a 2 years prospective study”, pp.5252-5255.
11. Sassan P., David L., Burns M., et al. (2010), “Overview of vitamin D.” Up to date 2010. Last literature review version 18.2: May 2010 | This topic last updated: May 19, 2010 (More).
12. Holick M (2007), “Vitamin D deficiency”, New Eng J Med, 357, 266-281.