TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giảm đau sau phẫu thuật là vấn đề cần được quan tâm nhằm từng bước giúp bệnh nhân lấy lại được cân bằng về tâm sinh lý sau phẫu thuật và nâng cao chất lượng điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định đặc điểm sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021-2022; 2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau sau phẫu thuật không hợp lý tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 320 bệnh án của bệnh nhân sau khi được tiến hành phẫu thuật và điều trị tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu từ 5/2021 đến ngày 5/2022. Kết quả: Nhóm thuốc giảm đau opioid: Tramadol chiếm tỷ lệ cao nhất 12,2%, kế đến là morphin 5,3%. Nhóm thuốc giảm đau ngoại biên: Paracetamol chiếm tỷ lệ cao nhất 87,8% và thấp nhất là meloxicam 0,6%. Tramadol kết hợp với paracetamol chiếm tỷ lệ cao nhất 11,6%. Tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật không hợp lý chung 28,8%, trong đó không hợp lý về chỉ định là 26,9%, liều dùng 5,3%, số lần dùng thuốc 4,7%, chống chỉ định 3,8%. Kết luận: Nhóm thuốc giảm đau opioid được sử dụng với tỷ lệ khá thấp trong giảm đau sau phẫu thuật nhưng tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật không hợp lý cao. Do đó, cần tăng cường công tác dược lâm sàng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và tránh các tác dụng không mong muốn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khoa Ngoại Tổng hợp, kiểm soát đau sau phẫu thuật, giảm đau sau phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), “Đánh giá hiệu quả can thiệp của Dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Gan-Mật- Tụy Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược TP.HCM, tr.15-30.
3. Nguyễn Quốc Trung (2018), “Đánh giá hiệu quả can thiệp của Dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Gan-Mật- Tụy Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược TP.HCM, tr.15-30.
4. Chou R, Gordon D B, et al. (2016), “Management of Postoperative Pain: A Clinical Practice Guideline From the American Pain Society, the American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine, and the American Society of Anesthesiologists' Committee on Regional Anesthesia, Executive Committee, and Administrative Council”, J Pain, 17(2), pp.131-157.
5. Málek J., Ševčík P., (2017), “Postoperative Pain Management”, Mladá fronta a. s., Mezi Vodami 1952/9, pp.14-16.
6. Martinez V., Beloeil H., Marret E., Fletcher D., et al. (2017), “Non-opioid analgesics in adults after major surgery: systematic review with network meta-analysis of randomized trials”, Br J Anaesth, 118(1), pp.22-31.
7. Memtsoudis S G, Cozowicz C, et al. (2018), “Association of Multimodal Pain Management Strategies with Perioperative Outcomes and Resource Utilization: A Population-based Study”, Anesthesiology, 128(5), pp.891-902.
8. Sabesan V J, Chatha K, Goss L, Ghisa C, et al. (2019), “Can patient and fracture factors predict opioid dependence following upper extremity fractures?: a retrospective review”, J Orthop Surg Res, 14(1), pp.316.
9. Wu C L, Raja S N, (2015), “Treatment of acute postoperative pain”, Lancet, 377(9784), pp.2215-2225.