TÁC DỤNG PHỤ SAU TIÊM NGỪA VẮC XIN COVID – 19 Ở VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Văn Lâm1,, Đỗ Thị Thảo1, Nguyễn Triều Việt1, Nguyễn Thị Thu Trâm1, Võ Thị Hậu1, Trần Hoài Ân 1, Huỳnh Lê Nghĩa Hiệp1, Bùi Ngọc Hoa1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Coronavirus 2019 gây ra một đại dịch cho toàn cầu. Vắc xin là chiến lược can thiệp chính trong việc kiểm soát sự lây truyền và nhiễm trùng Coronavirus. Tuy nhiên các loại vắc xin Covid - 19 cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các tác dụng phụ của ở người sau khi tiêm vắc xin Pfizer và AstraZeneca lần 2 và so sánh tỉ lệ người có tác dụng phụ sau khi tiêm mũi 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 167 viên chức, người lao động tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tác dụng phụ của vắc xin Pfizer và AstraZeneca qua phiếu khảo sát qua google form. Đánh giá tác dụng phụ giữa tiêm vắc xin cùng loại và khác loại. Thực hiện thống kê mô tả, kiểm định Chi-Square và kiểm định Fisher’s Exact trên SPSS 20. Kết quả: Trong tiêm vắc xin lần 2, kết quả có 91,6% người là có tác dụng phụ. Đau tại chỗ tiêm là tác dụng phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là 87,4%. Sự khác biệt tỷ lệ các tác dụng phụ: đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sưng tại chỗ tiêm so với tiêm cùng / khác loại vắc xin ở lần tiêm thứ 2 là có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Đau tại chỗ tiêm là tác dụng phụ chiếm tỷ lệ cao nhất (87,4%. Người tiêm khác loại vắc xin có tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn so với nhóm người tiêm cùng loại vắc xin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard. 2020. https://covid19.who.int/table.
2. Li H., Liu Z., and Ge J. Scientific research progress of COVID-19/SARS-CoV-2 in the first five months. J Cell Mol Med. 2020. 24(12), 6558-6570, doi: 10.1111/jcmm.15364.
3. Triggle C. R., Bansal D., Ding H., Islam M. M., Farag E., Hadi H. A., et al. A Comprehensive Review of Viral Characteristics, Transmission, Pathophysiology, Immune Response, and Management of SARS-CoV-2 and COVID-19 as a Basis for Controlling the Pandemic. Front Immunol. 2021. 12, 631139, doi: 10.3389/fimmu.2021.631139.
4. Vogel W. H. Infusion reactions: diagnosis, assessment, and management. Clin J Oncol Nurs. 2010. 14(2), E10-21, doi: 10.1188/10.CJON.E10-E21.
5. Menni C., Klaser K., May A., Polidori L., Capdevila J., Louca P., et al. Vaccine side-effects and SARS-CoV-2 infection after vaccination in users of the COVID Symptom Study app in the UK: a prospective observational study. Lancet Infect Dis. 2021. 21(7), 939-949, doi: 10.1016/S1473-3099(21)00224-3.
6. Calenic B., Okamura K., Yaegaki K., Tovaru S., Tanaka T., and Imai T. Role of p53-mediated apoptotic pathway in oral lichen planus: Relationship among pro-apoptotic, anti-apoptotic, and keratinocytic markers. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Medicine, and Pathology. 2014. 26(2), 221-227, https://doi.org/10.1016/j.ajoms.2013.06.009.
7. Hatmal M. M., Al-Hatamleh M. A. I., Olaimat A. N., Hatmal M., Alhaj-Qasem D. M., Olaimat T. M., et al. Side Effects and Perceptions Following COVID-19 Vaccination in Jordan: A Randomized, Cross-Sectional Study Implementing Machine Learning for Predicting Severity of Side Effects. Vaccines (Basel). 2021. 9(6), 556, doi: 10.3390/vaccines9060556.
8. Agency E. M. AstraZeneca’s COVID-19 Vaccine: EMA Finds Possible Link to Very Rare
Cases of Unusual Blood Clots with Low Blood Platelets. 2021. https://www.ema.europa.eu/en/news/astrazenecas-covid-19-vaccine-ema-finds-possible-linkvery-rare-cases-unusual-blood-clots-low-blood.
10. Carli G., Nichele I., Ruggeri M., Barra S., and Tosetto A. Deep vein thrombosis ( DVT ) occurring shortly after the second dose of mRNA SARS-CoV-2 vaccine. Intern Emerg Med. 2021. 16(3), 803-804, doi: 10.1007/s11739-021-02685-0.
11. Alshahrani M. M., and Alqahtani A. Side Effects of Mixing Vaccines against COVID-19 Infection among Saudi Population. Vaccines (Basel). 2022. 10(4), 519, doi: 10.3390/vaccines10040519.
12. Shaw R. H., Stuart A., Greenland M., Liu X., Nguyen Van-Tam J. S., and Snape M. D. Heterologous prime-boost COVID-19 vaccination: initial reactogenicity data. Lancet. 2021. 397(10289), 2043-2046, doi: 10.1016/S0140-6736(21)01115-6.
13. Hillus D., Schwarz T., Tober-Lau P., Vanshylla K., Hastor H., Thibeault C., et al. Safety, reactogenicity, and immunogenicity of homologous and heterologous prime-boost immunisation with ChAdOx1 nCoV-19 and BNT162b2: a prospective cohort study. Lancet Respir Med. 2021. 9(11), 1255-1265, https://doi.org/10.1016/S2213-2600(21)00357-X.