ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MÀNG NÃO MỦ Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

La Gia Thúy Vy1,, Trần Quang Khải1, Phạm Minh Quân1, Trần Thụy Thanh Thảo1, Nguyễn Thị Hồng An 1, Nguyễn Việt Nhựt Minh1, Trần Thị Thanh Thư1, Trương Quốc Hữu1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm màng não mủ là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, biểu hiện lâm sàng bệnh không điển hình và dễ chẩn đoán nhầm. Việc chẩn đoán bệnh cần dựa vào cả lâm sàng và cận lâm sàng; trong đó, dịch não tuỷ đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả dịch não tủy của trẻ sơ sinh mắc viêm màng não mủ nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: báo cáo loạt ca trên 32 trẻ sơ sinh được chẩn đoán viêm màng não mủ tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng


6/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng xuất hiện nhiều nhất là sốt với 53,1%. Triệu chứng vàng da, hô hấp, co giật được ghi nhận nhiều ở nhóm nhiễm trùng sơ sinh sớm. Triệu chứng sốt, khò khè và các triệu chứng tiêu hóa gặp nhiều ở nhóm nhiễm trùng sơ sinh muộn. Đặc điểm cận lâm sàng: 12,5% trường hợp giảm bạch cầu và 28,1% tăng bạch cầu. Có 40,6% trường hợp tăng CRP. Đặc điểm dịch não tủy: nồng độ protein dịch não tủy trung bình là 107,2mg/dL và có 46,9% trường hợp tăng nồng độ protein; tế bào dịch não tủy có trung vị là 20 tế bào/mm3 và 56,3% trường hợp tăng tế bào dịch não tủy; nồng độ glucose dịch não tủy có trung vị là 50,4mg/dL và 3,2% trường hợp có nồng độ glucose giảm; cấy dịch não tủy: 100% âm tính. Kết luận: Sốt là triệu chứng gặp nhiều nhất và đa số gặp ở nhóm trẻ nhiễm trùng sơ sinh muộn. Thay đổi tế bào trong DNT là chỉ số nhạy nhất trong công thức DNT. Nồng độ glucose dịch não tủy thường biến động, ít có giá trị gợi ý chẩn đoán viêm màng não mủ. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Morven S Edwards, Carol J Baker, SL Kaplan, LE Weisman, et al. Bacterial meningitis in the neonate: Clinical features and diagnosis. TW Post, Ed, Waltham, Mass, USA. 2015.
2. Li Liu, Shefali Oza, Dan Hogan, Yue Chu, et al. Global, regional, and national causes of under5 mortality in 2000–15: an updated systematic analysis with implications for the Sustainable Development Goals. The Lancet. 2016. 388 (10063), 3027-3035, doi: 10.1016/S01406736(16)31593-8.
3. Jamie Perin, Amy Mulick, Diana Yeung, Francisco Villavicencio, et al. Global, regional, and national causes of under-5 mortality in 2000-19: an updated systematic analysis with implications for the Sustainable Development Goals. Lancet Child Adolesc Health. 2022. 6 (2), 106-115, doi: 10.1016/S2352-4642(21)00311-4.
4. Nguyễn Thị Minh Thư và Nguyễn Kiến Mậu. Viêm màng não mủ sơ sinh, Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020. 2020. 566-568.
5. MS Edwards. Fanaroff and Martin’s Neonatal Perinatal Medicine. Diseases of the Fetus and Infant. 2010.
6. Nguyễn Thị Quỳnh Nga. Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Tạp chí Nhi khoa. 2021. 14 (2).
7. Gang Liu, Shan He, Xueping Zhu, Zhenguang Li. Early onset neonatal bacterial meningitis in term infants: the clinical features, perinatal conditions, and in-hospital outcomes: a single center retrospective analysis. Medicine. 2020. 99 (42), doi: 10.1097/MD.0000000000022748.
8. Phạm Thị Phương. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em sơ sinh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 2020. 4 (1).
9. Meningitis Study, Cui-Qing , Zhongguo dang dai er ke za zhi= Chinese journal of contemporary pediatrics Liu.. Epidemiology of neonatal purulent meningitis in Hebei Province. China: a multicenter study. 2015. 17 (5), 419-424.
10. Douglas , Pediatrics in review Swanson. Meningitis. 2015. 36 (12), 514-518.