NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BẰNG INSULIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thanh Truyền1,, Ngô Văn Truyền2, Đoàn Thị Kim Châu2
1 Bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiểm soát đường huyết tốt trong điều trị nội trú giúp giảm tỉ lệ tử vong, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm tình trạng nhiễm trùng cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 kiểm soát được đường huyết đạt mục tiêu điều trị bằng insulin và  tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc kiểm soát đường huyết bằng insulin không đạt mục tiêu sau 5 ngày điều trị tại Khoa Nội tiết, bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị nội trú bằng insulin. Kết quả: Sau 5 ngày điều trị, 70,9% bệnh nhân chưa đạt mức đường huyết mục tiêu. Bệnh nhân dùng glucocorticoid, bữa ăn phụ, HbA1c >7%, thời gian mắc bệnh >5 năm có tỉ lệ kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu thấp hơn các bệnh nhân khác (p<0,05). Kết luận: Đa số các bệnh nhân chưa kiểm soát được huyết áp mục tiêu sau 5 ngày điều trị. Các yếu tố liên quan đến chưa kiểm soát bao gồm: HbA1c>7%, dùng glucocorticoid, bữa ăn phụ và thời gian mắc bệnh >5 năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. IDF (2017), Tài liệu tóm tắt về Đái Tháo Đường của Liên Đoàn Đái Tháo Đường (IDF) ấn bản lần thứ 8.
2. Huỳnh Quang Minh Trí (2017), Đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Nhân Dân 115, luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. ADA (2017), American Diabetes Association standards of medical care in diabetes.
4. Bender M, Smith TC, Thompson J, Koucheki A, Holdy K (2015), Predictors of suboptimal glycemic control for hospitalized patients with diabetes: Targets for clinical action. Journal of Clinical Outcomes Management, 22, (4).
5. D. Saenz-Abad, J. A. Gimeno-Orna, B. Sierra-Bergua, J. I. Perez-Calvo (2015), Predictors of mean blood glucose control and its variability in diabetic hospitalized patients. Endocrinol Nutr, Factores predictores del control glucemico promedio yde su variabilidad en pacientes diabeticos ingresadosen el hospital., 62, (6), 257-63.
6. Kheng Yong Ong, Yu Heng Kwan, Hooi Ching Tay et al, Prevalence of dysglycaemic events among inpatients with diabetes mellitus: a Singaporean perspective (2015), Singapore medical journal, 22, pp:393.
7. M. Botella, J. A. Rubio, J. C. Percovich, E. Platero, C. Tasende, J. Alvarez (2011), Glycemic control in non-critical hospitalized patients. Endocrinol Nutr, Control glucemico en pacientes hospitalizados no criticos., 58, (10), 536-40.
8. F. J. Pasquel, R. Gomez-Huelgas, I. Anzola, F. Oyedokun, J. S. Haw, P. Vellanki, L. Peng, G. E. Umpierrez (2015), Predictive Value of Admission Hemoglobin A1c on Inpatient Glycemic Control and Response to Insulin Therapy in Medicine and Surgery Patients With Type 2 Diabetes. Diabetes Care, 38, (12), e202-3.