NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA LẠI RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN Ở BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị nội nha lại là điều trị bảo tồn thường gặp để bảo tồn răng. Nội nha lại là tiến trình điều trị nội nha không phẫu thuật bao gồm sự lấy vật liệu bít trong ống tủy, theo sau đó bởi làm sạch mô viêm, tạo hình và bít ống tủy. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X quang, đánh giá kết quả điều trị nội nha lại răng trước hàm trên tại Bệnh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 52 bệnh nhân với 74 răng có chỉ định nội nha lại tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 5/2017-3/2019. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng có 73% răng gõ dọc đau, 48,6% răng lung lay, 31,1% răng đổi màu, 45,9% răng có lỗ dò, 45,9% sưng viêm niêm mạc. Đặc điểm X quang gồm hình ảnh ống tủy bít ống tủy thiếu chưa đạt đa số 60,8%, tỷ lệ chốt 29,7%, bít ống tủy chất trám không đồng nhất chiếm 9,5%, gãy dụng cụ 1,4%. Đa số tổn thương là dãn dây chằng nha chu và u hạt viêm chiếm tỷ lệ 54,1% và 36,5%. Kết quả điều trị lại sau 1 tuần: Đánh giá chung kết quả tốt:67 răng (90,5%). Kết quả điều trị sau 6 tháng: mức độ thành công 94,6%. Kết luận: điều trị nội nha lại là phương pháp an toàn và hiệu quả. Đặc điểm lâm sàng, X quang của tổn thương quanh chóp răng góp phần chẩn đoán và tiên lượng kết quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
điều trị nội nha lại, điều trị tủy lại không phẫu thuật, lâm sàng, X quang
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Mạnh Hà (2005), Nghiên cứu đặc điểm và điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính bằng phương pháp nội nha, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Hoàng Mạnh Hà (2013), Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới có sử dụng trâm Protaper tay, Luận văn Thạc sĩ Đại học Y Dược Hà Nội.
4. Trịnh Thị Thái Hà, Võ Trương Như Ngọc (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và nguyên nhân của các răng cần điều trị tủy lại”, Tạp chí Y học Thực hành, 3, tr 67-70.
5. Trần Thị An Huy (2018), Hiệu quả sát khuẩn ống tủy bằng Natri Hypoclorit, Calcium Hydroxide, và định loại vi khuẩn trong điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
6. Bùi Huy Hoàng (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nội nha răng cửa trên bằng hệ thống Protaper máy trên bệnh nhân đến khám tại Khoa Răng Hàm Mặt trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2016 - 2018, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Bùi Lê Hồng Hạnh (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị tổn thương quanh chóp răng bằng phương pháp nội nha ở bệnh nhân tại bệnh viện trường đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại Học Y Dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Thế Hạnh (2015), Nghiên cứu lâm sàng, vi khuẩn học và đánh giá hiệu quả sát khuẩn trong điều trị bệnh lý tủy răng thể loại Baume IV bằng Calcium Hydroxide và Camphorated parachlorophenol, Luận văn Tiến sĩ Y Học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
9. Nguyễn Văn Khoa (2016), “So ánh kết quả điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính ở răng vĩnh viễn một chân bằng protaper tay và file thường”, Tạp chí Y dược học Quân sự 2, tr. 166-174.
10. Nguyễn Thúy Nga (2007), Nhận xét lâm sàng, hình ảnh X quang và đánh giá kết quả điều trị nội nha lại, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. John I. Ingle (2008), Retreatment of non-healing endodontic therapy and management of Mishaps, Ingle’s Endodontic, 6th, McGraw-Hill Ryerson Education, page 1091-1144.
12. Herbert Schilder (1967), Filling root canal in three dimensions, Journal of Endodontics, 32 (4), page 281