TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM ÂM ĐẠO Ở THAI PHỤ 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Chí Công1,, Phạm Văn Lình2, Dương Mỹ Linh2
1 Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm âm đạo hiện nay là một vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ do bệnh có tỷ lệ mắc cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm âm đạo và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ từ 28 tuần đến khám và điều trị viêm âm đạo tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 374 thai phụ mang thai từ 28 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ năm 2018- 2019. Chẩn đoán viêm âm đạo qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm dịch âm đạo tìm tác nhân gây viêm. Kết quả: Tỷ lệ viêm âm đạo ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ là 41,71%; Tác nhân gây viêm hay gặp nhất là nấm (91,67%), tỷ lệ nhiễm Trichomonas chiếm khoảng 3,85% và viêm âm đạo phối hợp là 4,49%. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm âm đạo: 41,71% thai phụ có ngứa, rát vùng âm hộ, 52,94% có lượng khí hư nhiều, khí như ít chiếm 47,06%. trong đó, 84,22% khí hư không có mùi hôi, 15,78% có mùi hôi. 34,76% khí hư màu trắng xám, đồng nhất, 10,16% có màu vàng xanh, bọt. Triệu chứng giao hợp đau chiếm 4,01%. Có bất thường khi đi tiểu là 2,94%. Cận lâm sàng của khí hư âm đạo: tỷ lệ nhiễm Lactobacilli là 89,57%, Trichomonas chiếm 7,22%; Clue cells là 30,48%; 54,55% có nấm, 72,27% có bạch cầu, pH >4,5 là 67,91%, và Whiff test (KOH 10%) dương tính là 17,11%. Kết luận: tỷ lệ viêm âm đạo ở thai phụ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có xu hướng tăng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2015), “Viêm âm đạo”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản Phụ Khoa, tr.132 - 134.
2. Bộ môn sản, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh (2011), Viêm sinh dục, Sản phụ khoa tập II, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, tr.752- 753.
3. Lê Hoài Chương (2013), Khảo Sát Những Nguyên Nhân Gây Viêm Đường Sinh Dục Dưới Ở Phụ Nữ Đến Khám Phụ Khoa Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, Y Học Thực Hành, 868(5), tr. 66 - 70.
4. Nguyễn Hồng Hoa (2002), “Tần suất bệnh lưu hành của viêm âm đạo do vi khuẩn trong thai kỳ cùng các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, tr.30 - 47.
5. Lê Thị Bạch Lan (2014), Tỷ lệ Viêm âm đạo do nấm tái phát ở thai phụ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quận Tân Phú, Luận Văn Tốt Nghiệp Bác Sỹ Chuyên Khoa Cấp II, tr. 41 - 59.
6. Trịnh Thị Mỹ Ngọc (2010), “Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai ba tháng cuối tại Phan Thiết, Bình Thuận”, Tạp Chí Y học TP HCM, 14(1), tr.351 - 360.
7. Nguyễn Duy Tài (2012), Nhiễm trùng đường sinh dục dưới, Sản phụ khoa những điều cần biết, Nhà xuất bản Y học TP.HCM, tr.15 - 22.
8. Nguyễn Hữu Tình (2006), “Viêm âm đạo trong thai kỳ do ba tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan”, Luận văn thạc sỹ y học, tr.47 - 64.
9. Nguyễn Thị Bích Ty (2002), “Xác định tỷ lệ và các yếu tô liên quan của ba tác nhân chính gây viêm âm đạo trong tháng cuối thai kỳ”, Luận văn thạc sỹ y học - Đại học Y Dược TP.HCM, tr.47 - 64.
10. Nguyễn Thị Từ Vân (2008), “Tỉ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng và yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai không triệu chứng cơ năng”, Tạp chí y học TP.HCM, 12(1), tr.1 - 7.
11. Ngũ Quốc Vĩ (2009), Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện ĐK trung ương cần thơ, Tạp Chí Y học TP HCM, 13(1), tr. 1- 6
12. Desseauve D. (2012), "Prevalence and risk factors of bacterial vaginosis during the first trimester of pregnancy in a large French population-based study", European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 3, pp. 1 - 5.
13. Kuruga Martha (2012), "Bacterial vaginosis: Prevalence and value of different diagnostic tests among prenatal women at kenyatta national hospital", Master of Medicine in Obstetrics and Gynaecology, 1, pp. 1 - 63.
14. Sarita Shrestha (2011), "Prevalence of vaginitis among pregnant women attending Paropakar Maternity and Women’s Hospital, Thapathali, Kathmandu, Nepal", Nepal Med Coll J, 13(4), pp. 293 - 296.
15. SOGC (2015), "Vulvovaginitis: Screening for and Management of Trichomoniasis, Vulvovaginal Candidiasis,and Bacterial Vaginosis", Sogc Clinical Practice Guideline - J Obstet Gynaecol, 37(3), pp. 266 – 274.
16. Zemenu Mengistie (2014), Prevalence of bacterial vaginosis among pregnant women attending antenatal care in Tikur Anbessa University Hospital, Addis Ababa, Ethiopia, BMC Research Notes, 7(822), pp. 1 - 5.