ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ESOMEPRAZOL Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Thoại Dung1,, Nguyễn Thị Hải Yến2, Kha Hữu Nhân2
1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (TNDDTQ – GERD: Gastroeosophageal reflux disease) không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời sẽ làm cải thiện cuộc sống cho người bệnh cũng như giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm.  Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc esomeprazole tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 04/2018 đến tháng 06/2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 162 bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ), trong đó có 100% bệnh nhân có tổn thương thực quản trên nội soi. Kết quả: 162 bệnh nhân TNDDTQ có 46,9% là nam giới và 53,1% là nữ giới, tuổi trung bình là 41,1 ± 13,28 tuổi, triệu chứng lâm sàng điển hình là nóng rát sau xương ức chiếm 42,6%, ợ chua là 69,8%. 100% bệnh nhân có tổn thương thực quản trên nội soi. Sau 4 tuần điều trị bằng esomeprazol 40mg, có 77,2% bệnh nhân lành thương trên nội soi. 64,8% bệnh nhân có kết quả điều trị tốt, 20,4% có kết quả điều trị trung bình và 14,8% không đáp ứng với điều trị. Kết luận: Esomeprazol 40mg/ngày/lần nên được lựa chọn trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản với tỉ lệ lành thương cao 77,2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng, Vũ Văn Khiên (2006), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, Y học thực hành, tập 542, tr. 33-35.
2. Nguyễn Cảnh Bình, Lê Hồng Bàng (2010), Nghiên cứu phương pháp nội soi và chụp xạ hình dạ dày-thực quản ở bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản, Y học thực hành, 715 (5), tr.75-78.
3. Phạm Quang Cử (2010), Bệnh các cơ quan tiêu hoá, Nhà xuất bản Y học, tr. 17-31.
4. Trần Bình Giang (2006), Những ưu việt của nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, Tạp chí Y học lâm sàng, 4, tr.14-17
5. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2015), Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và đánh giá kết quả điều trị bằng esomeprazol ở bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2014-2015, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
6. Bồ Kim Phương (2012), Nghiên cứu ứng dụng bảng Gerd Q trong chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16 (Phụ bản của Số 3), tr.44 - 48.
7. Hà Hữu Thành (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hính ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Cạn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên.
8. Da SILVA ED, Nader F, Et al (2003), Clinical and endoscopic evaluantion of gastroesophageal reflux disease in patients successfully treated with esomeprazole, Arq Gastroenterol, 40 (4), pp.262-267.
9. Katz PO, Gerson LB, Et al (2013), Guidelines for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Refl ux Disease, Am J Gastroenterol, 108, pp.308-324.
10. Klenzak S, Danelisen I (2018), Management of gastroesophageal reflux disease: Patient andphysician communication challenges and shared decision making, World J Clin Cases., 6 (15), pp.892-900.
11. Pace F., Bollani S., Et al (2004), Natural history of Gastroesophageal reflux disease without oesophagitis (NERD)- A reappraisal 10 years after, Diges Liver Dis, 36, pp.111-115