ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NẠO VA PHÌ ĐẠI BẰNG HUMMER QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2018-2020

Nguyễn Xuân Mai 1,, Đàm Văn Cương1, Dương Hữu Nghị 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm VA mạn tính phì đại là một trong những bệnh thường gặp của Tai Mũi Họng ở trẻ em. VA đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh gây biến chứng viêm tai giữa tiết dịch. Đo nhĩ lượng là phương pháp thăm dò chức năng tai giữa rất có giá trị, giúp sớm chẩn đoán bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, nhĩ lượng đồ và đánh giá kết quả điều trị nạo VA phì đại bằng Hummer. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 99 trẻ viêm VA mạn tính, phì đại (≤ 15 tuổi). Kết quả: 99 bệnh nhân, 63 nam, 36 nữ; tuổi trung bình 8,52 ± 2,55 tuổi. Các triệu chứng cơ năng: chảy mũi (96%), nghẹt mũi (68,7%), thở miệng (51,5%), ngủ ngáy (45,5%), ù tai (25,3%), nghe kém (12,1%), chảy mủ tai (9,1%). Nội soi VA: độ 1 (1%), độ 2 (50,5%), độ 3 (43,4%), độ 4 (5,1%). Nhĩ lượng đồ: type A (40,4%), type B (13,1%), type C (16,2%), type As (30,3%). Sau 2 tháng phẫu thuật các triệu chứng cải thiện rõ: chảy mũi (4%), nghẹt mũi (5,1%), thở miệng (0%), ngủ ngáy (0%), ù tai (2%), nghe kém (1%), chảy mủ tai (0%). Nhĩ lượng đồ có sự thay đổi tốt hơn: type A (81,8%), type B (5,1%), type C (3%), type As (10,1%). Kết luận: Nạo VA phì đại bằng Hummer cho kết quả điều trị tốt. Nên đo nhĩ lượng đồ thường qui cho trẻ viêm VA mạn tính, phì đại trước phẫu thuật để tránh bỏ sót biến chứng ở tai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Khánh Hòa (2014), Tai Mũi Họng. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Hà Nội, tr 102-107.
2. Đặng Xuân Hùng (2018), Thính học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. Thành phố Hồ Chí Minh, tr 56-71.
3. Nguyễn Hữu Khôi (2006), Viêm họng Amidan và VA. Nhà xuất bản Y học. Thành phố Hồ Chí Minh, tr 121-145.
4. Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của viêm amidan vòm và đánh giá kết quả phẫu thuật nạo amidan vòm tại bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột năm 2010. Đề tài cơ sở, bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột.
5. Nguyễn Trung Nghĩa (2017), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amidan và nạo VA đồng thời ở trẻ em. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Hà Lan Phương (2011), Nghiên cứu hình thái nhĩ đồ ở trẻ em viêm VA quá phát có chỉ định phẫu thuật. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Quảng (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các hình thái nhĩ lượng đồ trong bệnh viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín. Luận văn bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Nhan Trừng Sơn (2016), Tai Mũi Họng quyển 2. Nhà xuất bản Y học. Thành phố Hồ Chí Minh, tr 498 – 506.
9. Trần Thị Kim Tuyến (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình thái nhĩ lượng đồ và kết quả điều trị phẫu thuật nạo VA. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Hitender Basista, Gowrav Saxena, Amit Modwal, Beni Prassad (2015), Endoscopic Adenoidectomy with Microdebrider. Scholar Journal of Applied Medical Science, 3(5B), pp 1906-1909
11. Rashmi P. Rajashekhar, Vinod V. Shinde (2018), Tympanometric changes following adenoidectomy in children with adenoid hypertrophy. International Journal of Otorhinolaryngology and Head and Neck Surgery, 4(2), pp 391-396.