Nghiên cứu tình hình rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đột quỵ não cấp là vấn đề thời sự vì có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn tật rất cao. Rối loạn nuốt là triệu chứng của đột quỵ dẫn đến hít dị vật gây nên viêm phổi hít. Phát hiện, kiểm soát rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não nhằm cải thiện tình trạng biến chứng viêm phổi hít và những vấn đề liên quan đến rối loạn nuốt. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và mức độ rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021- 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não cấp tại Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2021-2022 Kết quả: Qua khảo sát 130 bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ chúng tôi nhận thấy: bệnh nhân có tuổi trung bình 65,4±12,42, trong đó tỷ số nam/nữ 1,6. Đa số bệnh nhân ở nông thôn 73,8%; bệnh nhân có điểm Glasgow từ 12-14 chiếm 50,8%; bệnh nhân có NIHSS (National Institute of Health Stroke Scale) mức độ vừa từ 5-15 điểm chiếm tỷ lệ cao 86,9% và mức độ nặng >15 điểm có 8,5%; có 105 bệnh nhân có rối loạn nuốt chiếm 80,8%; rối loạn nuốt mức độ nhẹ 58,5% chiếm nhiều, và mức độ trung bình 18,5%; có 29 bệnh nhân hít sặc chiếm 22,3%. Kết luận: Đánh giá rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột não cấp, để đưa ra các khuyến cáo chế độ ăn cho phù hợp, giảm hít dị vật gây nên viêm phổi hít.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đột quỵ não cấp, rối loạn nuốt
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Phương Nga (2014), “Đánh giá rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp bằng thang điểm GUSS”, Luận văn CKII, Đại học Y Dược TP.HCM.
3. Phan Nhựt Trí (2011), “Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch não cấp tại Bệnh viện Cà Mau năm 2011”, Luận văn CKII, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Trung (2016), “Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não bằng thang điểm của Mann và đánh giá các yếu tố liên quan”, Luận văn CKII, Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Văn Tuấn (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nuốt trên bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quỵ”, Luận văn CKII, Đại học Y Hà Nội.
6. Cohen, D. L., Roffe, C., et al. (2016), “Post-stroke dysphagia: A review and design considerations for future trials”, Int J Stroke, 11(4), pp.399-411.
7. Kim, H., Lee, H. J. & Park, J. W (2018), “Clinical course and outcome in patients with severe dysphagia after lateral medullary syndrome”. Ther Adv Neurol Disord, 11, pp.17.
8. Trapl, M., Enderle, P., Nowotny, M., Teuschl, Y., Matz, K., Dachenhausen, A., et al. (2007), “Dysphagia bedside screening for acute-stroke patients: the Gugging Swallowing Screen”. Stroke, 38(11), pp.2948-2952.
9. Umay, E. K., Gündoğdu, İ., et al. (2018), “The psychometric evaluation of the Turkish version of the Mann Assessment of Swallowing Ability in patients in the early period after stroke”. 48(6), pp.1153-1161.