KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Đặng Hồng Quân1,, Nguyễn Văn Luân1, Nguyễn Văn Tuấn1, Mai Văn Đợi1, Lê Thanh Vũ1, Võ Thị Hậu1, Phạm Văn Năng 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng là bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa. Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Tình trạng diện cắt vòng quanh (DCVQ) là một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng nhất trong ung thư trực tràng. Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng, khảo sát đặc điểm mô bệnh học và diện cắt vòng quanh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ung thư trực tràng được điều trị phẫu thuật triệt căn theo nguyên tắc cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (CTBMTTT) tại Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 07/2017 đến tháng 12/2019. Số liệu được thu thập theo phương pháp cắt ngang. Ghi nhận kết quả sớm sau mổ và bệnh phẩm được xử lý theo kỹ thuật cắt nguyên khối để ghi nhận tình trạng DCVQ. Kết quả: Có 54 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi, trong đó có 28 nam và 26 nữ. Tuổi trung bình là 62,33 ± 12,36. Có 47 bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn trực tràng bảo tồn cơ thắt, 7 bệnh nhân được phẫu thuật Miles nội soi. Thời gian phẫu thuật trung bình 254 ± 83 phút. Không có trường hợp nào tử vong trong thời gian hậu phẫu. Thời gian trung tiện sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ trung bình lần lượt là 1,6 và 9,1 ngày. Tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ là 20,3%, trong đó chảy máu miệng nối là 3,7%, nhiễm trùng vết mổ là 3,7%, xì miệng nối là 3,7%, rối loạn đại tiện là 3,7% và bí tiểu chiếm tỉ lệ 5,5%. Chất lượng bệnh phẩm phẫu thuật tốt 35,2%, trung bình 53,7%. Tỷ lệ DCVQ (+) là 33,3%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng là một phương pháp an toàn, có thể áp dụng thường qui cho các bệnh nhân ung thư trực tràng. Tỷ lệ DCVQ (+) là 33,3%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2010), Vai trò của phẫu thuật nội soi trong xử trí biến chứng của phẫu thuật nội soi trực tràng, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr 124 - 126.
2. Nguyễn Hoàng Bắc và cộng sự (2006), Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng thấp, Y học Việt Nam, ĐB(319), tr 131 - 138.
3. Trần Ngọc Dũng và cộng sự (2014), Đánh giá kết quả sớm của phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, Y học thực hành, Số 2, tr 35 - 38.
4. Phạm Văn Năng (2014), Phẫu thuật cắt đại trực tràng nội soi trong điều trị ung thư đại - trực tràng, Y học thực hành, 928(8), tr 172 - 174.
5. Đặng Hồng Quân, Phạm Văn Năng (2012), Khảo sát diện cắt vòng quanh trong ung thư trực tràng, Y học thực hành, 818 - 819, tr 491 - 494.
6. Dresen R.C., et al. (2009), Local recurrence in rectal cancer can be predicted by histopathological factors, Eur J Surg Oncol, 35(10), pp 1071-7.
7. Ferlay J., et al. (2013), Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012, International Journal of Cancer.
8. Fukunaga Y., et al. (2010), Laparoscopic rectal surgery for middle and lower rectal cancer, Surg Endosc, 24(1), pp 145-51.
9. Guillou P.J., et al. (2005), Short-term endpoints of conventional versus laparoscopicassisted surgery in patients with colorectal cancer (MRC CLASICC trial): multicentre, randomised controlled trial, Lancet, 365(9472), pp 1718-26.
10. Heald R.J., Husband E.M., Ryall R.D. (1982), The mesorectum in rectal cancer surgery-the clue to pelvic recurrence?, Br J Surg, 69(10), pp 613-6.
11. Leroy J., et al. (2004), Laparoscopic total mesorectal excision (TME) for rectal cancer surgery: long-term outcomes, Surg Endosc, 18(2), pp 281-9.
12. Nagtegaal I.D., et al. (2002), Macroscopic evaluation of rectal cancer resection specimen: clinical significance of the pathologist in quality control, J Clin Oncol, 20(7), pp 1729-34.
13. Quirke P., et al. (1986), Local recurrence of rectal adenocarcinoma due to inadequate surgical resection. Histopathological study of lateral tumour spread and surgical excision, Lancet, 2(8514), pp 996-9.
14. Staudacher C., et al. (2007), Total mesorectal excision (TME) with laparoscopic approach: 226 consecutive cases, Surg Oncol, 16 Suppl 1, pp S113-6.
15. Wibe A., et al. (2002), Prognostic significance of the circumferential resection margin following total mesorectal excision for rectal cancer, Br J Surg, 89(3), pp 327-34.