NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH LIÊN THẤT TRƯỚC Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Duy Khương1,, Trần Viết An 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân có tổn thương động mạch vành liên thất trước sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tâm thu thất trái, can thiệp thành công động mạch vành liên thất trước sẽ giúp cải thiện tiên lượng ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp ở bệnh nhân can thiệp động mạch vành liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân có bệnh động mạch vành và được can thiệp động mạch vành qua da nhánh liên thất trước tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2020. Đánh giá kết quả can thiệp dựa trên hình ảnh, thủ thuật và lâm sàng. Kết quả: Thủ thuật can thiệp qua động mạch quay là 96,7%. Can thiệp động mạch vành qua da nhánh động mạch liên thất trước, nong bóng trước đặt stent 98,3% và đặt stent trực tiếp 1,7%. Tỷ lệ thành công về thủ thuật chiếm tỷ lệ 96,7%, thành công về lâm sàng chiếm tỷ lệ 91,7%. Kết luận: Can thiệp động mạch vành nhánh liên thất trước bước đầu cho kết quả thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Quang Bình (2007), “Kết quả can thiệp động mạch vành qua da tại BV ĐHYD TP.HCM trong 3 năm 2004-2006”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 11, Số 1, tr 104-110.
2. Huỳnh Trung Cang (2014), “ Kết quả hai năm can thiệp bệnh mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, Tập 68, tr 161-169
3. Nguyễn Đức Công (2014), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân có hội chứng vành cấp tại bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh từ 01. 2013 đến 06. 2013”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Số 3, tr 26-302.
4. Nguyễn Phục Quốc (2010), “Nhận xét kết quả can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim tại bệnh viện 175”, Y Học Thực Hành, Số 12, tr 23-27.
5. Hồ Anh Tuấn và cộng sự (2014), “So sánh kết quả can thiệp nhánh thủ phạm và can theo giai đoạn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có tổn thương nhiều mạch”, Tạp chí Y Dược học, Số 21, tr 56-62.
6. Nguyễn Lân Việt (2016), Thực Hành Bệnh Tim Mạch, tái bản lần 3. Nhà Xuất Bản Y Học, tr 20- 93.
7. Mehmet Agirbasli (2005), “Recovery of Left Venticular Systolic Function after Left Anterior Desending Coronary Artery Stenting”, Journal of Interventional Cardiology. Vol. 18, No. 2.
8. Malgorzata Sikora-Frac (2019), “Improvement Of Left Ventricular Function After Percutaneous Coronary Intervention In Patients With Stable Coronary Artery Disease And Preserved Ejection Fraction: Impact Of Diabetes Mellitus”, Cardiology Journal. Vol 27, No.3. pp 225-328.
9. Nahid Salehi (2016), “Effect of Percutaneous Coronary Intervention on Left Ventricular Diastolic Function in Patients With Coronary Artery Disease”, Global Journal of Health Science; Vol. 8, No. 1.
10. Zhang-Wei Chen (2016), “Rapid Predictors For The Occurrence of Reduced Left Ventricular Ejection Fraction Between LAD and Non-LAD related ST-Elevation Myocardial Infarction”, BMC Cardiovascular Disorders, Vol 16, No 3.